Thành phố Hồ Chí Minh - Vượt khó khăn, thách thức để xây dựng và phát triển “Phát huy vai trò của lực lượng QLTT trong thời kỳ hội nhập”
Thực trạng và tình hình chung
Theo thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 238 chợ, 202 siêu thị, 49 trung tâm thương mại, 2.656 cửa hàng tiện lợi. Nhờ hệ thống phân phối rộng khắp này nên dù trong giai đoạn dịch Covid-19, trên địa bàn thành phố không xảy ra tình trạng khan hàng, “sốt” giá, qua đó giữ được mặt bằng giá cả ổn định. Đáng chú ý, những tháng đầu năm 2020, nhiều ngành sản xuất, kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng riêng nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu như gạo, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến..., vẫn rất dồi dào, phong phú, cung bảo đảm cầu, giá cả ổn định.
Đ/c Trương Văn Ba - Cục trưởng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Năm 2018, Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh được nâng cấp thành Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 3705/QĐ-BCT ngày 11/10/2018 của Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường. Trong tình hình đó, được sự quan tâm lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và sự tham gia của cán bộ, công chức, người lao động của toàn Cục, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tiếp tục được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực, đạt được một số kết quả đáng khích lệ, phục vụ thiết thực nhiệm chính trị của đơn vị, đặc biệt là thực hiện kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung kiểm tra tại các khu vực địa bàn trọng điểm, các nhóm hàng hóa trọng tâm; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nhằm ổn định thị trường, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy kinh tế Thành phố phát triển.
Qua 44 năm xây dựng, lực lượng Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển từ mô hình kiêm nhiệm trở thành lực lượng chuyên ngành, có bộ máy tổ chức ngày càng tinh gọn, hiệu quả và đội ngũ công chức hoạt động chuyên trách với 04 Phòng chuyên môn và 18 Đội Quản lý thị trường; không ngừng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; góp phần ổn định tình hình chính trị và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Nhiều năm liền, được Đảng, Nhà nước ghi nhận thành tích và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng I, II; Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; cờ thi đua Chính Phủ và Nạp Tiền 188bet ; Bằng khen Bộ Thương mại, Nạp Tiền 188bet vả Uỷ ban Nhân dân Thành phố,…
Nhận diện tình hình thị trường và xu hướng phát triển
Thị trường Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, nhu cầu của người dân tăng cao không chỉ tập trung vào các mặt hàng chống dịch mà còn ở các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm. Bên cạnh đó, trên mặt trận chống gian lận thương mại, hàng giả và chống các hoạt động kinh doanh trái pháp luật khác trong sản xuất kinh doanh hàng hóa trở lên hết sức cam co và quyết liệt, đang có dấu hiệu gia tăng. Bằng mọi phương thức và thủ đoạn với mục đích cuối cùng là chiếm đoạt lợi ích kinh tế một cách bất hợp pháp; các đối tượng tham gia sử dụng mọi phương thức thủ đoạn tinh vi, có sự tham gia của nhiều thành phần, hàng hoá vi phạm chủ yếu là các mặt hàng có giá trị kinh tế cao; một số doanh nghiệp, nhà sản xuất chạy theo lợi nhuận, vì lợi ích trước mắt lợi dụng sự quan tâm ủng hộ của người tiêu dùng để làm ăn gia dối sản xuất hàng hóa kém chất lượng, đưa ra tiêu thụ gây mất lòng tin của người tiêu dùng.
Dự báo tình hình hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp; nguyên nhân là do buôn bán hàng giả có lợi nhuận cao, người tiêu dùng thích sử dụng hàng có gắn thương hiệu nổi tiếng, giá rẻ, đa dạng về mẫu mã, giá thành rẻ rất nhiều so với sản phẩm chính hiệu, chất lượng tạm được, thời gian sử dụng ngắn. Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại đã dẫn đến tình hình vận chuyển, chứa trữ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm, không nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại, hàng hóa vi phạm kinh doanh xen lẫn với hàng hóa không vi phạm trên địa bàn thành phố vẫn còn khá phổ biến, chưa được đẩy lùi.
Các tác động xã hội của đại dịch đã thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại điện tử; một số ảnh hưởng của Covid-19 và sự tác động của công nghệ làm thay đổi cuộc sống có thể được chứng minh trong thời gian tới, nhất là đối với ngành mỹ phẩm, quần áo, ăn uống,… các chủ doanh nghiệp cấp tiến đã chủ động và tăng cường các dịch vụ giao hàng thông qua thương mại điện tử. Một lượng không nhỏ những hàng hoá giao dịch trên là hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không nguồn gốc xuất xứ, hàng không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm,.. không những gây khó khăn, trở ngại cho việc đầu tư và sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, mà còn gây ra nhiều thách thức cho công tác quản lý thị trường của Nhà nước nói chung, của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao vào dịp cuối năm là cơ hội để các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng gian, hàng giả, thực phẩm “bẩn” lũng đoạn thị trường, thu lợi bất chính. Do đó, việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường vào 06 tháng cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán năm 2021 đang được Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đồng loạt, mạnh mẽ.
Giải pháp phát huy vai trò và hành động của lực lượng Quản lý thị trường
Trong hoạt động kiểm tra và xử lý, lực lượng Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tuyên truyền các quy định pháp luật về kiểm tra, quy định pháp luật về quản lý nhà nước, quy định pháp luật về chế tài xử phạt nhằm giúp các tổ chức, cá nhân chấp hành và không tái phạm, từ đó nâng cao nhận thức người dân và doanh nghiệp trong việc phối hợp với các lực lượng chức năng trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, góp phần hạn chế tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn; đồng thời đã cảnh báo cho người dân các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng từ các hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường.
Nhằm đẩy mạnh hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường Thành phố trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, thanh tra chuyên ngành, quận, huyện trong việc tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố; phối hợp với các đoàn liên ngành thành phố và quận, huyện kiểm tra các lĩnh vực phòng chống dịch bệnh gia cầm, gia súc, an toàn thực phẩm, hoạt động văn hóa xã hội, hậu kiểm, giá, chất lượng hàng hóa, xăng dầu, hóa chất,...Trong kiểm tra, lực lượng chức Quản lý thị trường Thành phố thực hiện nghiêm Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, trong đó xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, phải tập trung đấu tranh trên cả ba lĩnh vực: buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Dự báo tình hình thị trường cuối năm 2020 diễn biến phức tạp, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tinh vi, manh động, lực lượng Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cần phải đẩy mạnh thường xuyên chủ động tăng cường quản lý địa bàn, bám điểm, xây dựng cơ sở cung cấp thông tin nhằm phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát đạt hiệu quả cao nhất; thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luậta, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp, có sức lan tỏa sâu, rộng để mỗi người thấy được quyền lợi, nghĩa vụ, tích cực tham gia công tác này; đồng thời xây dựng và công khai đường dây nóng của lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; công khai kết quả điều tra, xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các vụ việc mang tính trọng điểm nhằm răn đe, phòng ngừa chung,… góp phần chuyển biến mạnh mẽ thị trường Thành phố ổn định và phát triển, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế.