Nghệ An: Xử phạt hơn 439 triệu đồng vi phạm trong hoạt động Thương mại điện tử
Thời gian từ ngày ngày 20/5/2020 đến 18/6/2020, bằng việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ cũng như sự dày công nghiên cứu của tập thể cán bộ Đoàn kiểm tra để nắm rõ phương thức, thủ đoạn của các đối tượng hoạt động kinh doanh Thương mại điện tử trên địa bàn; Cục QLTT Nghệ An đã phát hiện, xử lý 7 tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động Thương mại điện tử, kinh doanh hàng hóa qua mạng xã hội với tổng giá trị thu phạt 183.520.000 đồng; Như vậy kể từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 2981 của Bộ Công thương đến nay Cục QLTT Nghệ An đã xử lý được 18 đối tượng vi phạm với tổng giá trị thu phạt đạt 439.380.000 đồng.
Các vụ việc vi phạm điển hình trong tháng
Ngày 02/6/2020, qua thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, Đội QLTT Số 11 đã xác định được ông V.P Chủ tài khoản Mạng xã hội Facebook A.M đồng thời cũng là Chủ Cửa hàng kinh doanh mẹ và bé tại phường Hưng Bình, Tp Vinh, tỉnh Nghệ An. Đội QLTT số 11 đã tiến hành kiểm tra, qua kiểm tra phát hiện tại thời điểm kiểm tra Cửa hàng kinh doanh đang bày bán 50 sản phẩm mỹ phẩm các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đội QLTT Số 11 đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính 10 triệu đồng, tịch thu để tiêu hủy toàn bộ số mỹ phẩm nói trên trị giá 24.740.000 đồng.
Ngày 17/6/2020, qua thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, Đội QLTT Số 11 đã xác định được bà H.L Chủ tài khoản Mạng xã hội Facebook L.H đồng thời cũng là Chủ Cửa hàng kinh doanh Hàng gia dụng tại đường Đào Duy Từ, Tp Vinh có dấu hiệu lợi dụng MXH để kinh doanh các loại hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam. Qua kiểm tra, Đội QLTT Số 11 phát hiện tại Cửa hàng có kinh doanh 12 cái kính thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu GUCCI và 13 cái máy sấy tóc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Panasonic. Đội QLTT Số 11 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nói trên và sau khi làm việc với các Văn phòng Luật sư Đại diện chủ thể quyền các hãng tại Việt Nam, Đội QLTT Số 11 đã xác định được toàn bộ số hàng hóa trên là hàng giả mạo nhãn hiệu và tiến hành xử lý VPHC theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
KSV Đội QLTT Số 11 kiểm tra hàng hóa vi phạm TMĐT tại Cơ sở kinh doanh
Mặc dù, thời gian qua trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường TMĐT, lực lượng QLTT Nghệ An đã quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn và đạt được những kết quả tích cực nhưng vi phạm trên thị trường, các hành vi lợi dụng hoạt động TMĐT vi phạm pháp luật còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp. Các đối tượng vi phạm là những đối tượng có trình độ, hoạt động với phương thức, thủ đoạn tinh vi, thường xuyên thay đổi, lợi dụng triệt để thành tựu khoa học - kỹ thuật để thực hiện hành vi vi phạm; các Website TMĐT bán hàng vi phạm đặc biệt là các website sử dụng tên miền quốc tế như .com,.net, .org … còn mập mờ về thông tin chủ sở hữu, được tạo ra và đóng lại trong thời gian ngắn, khiến lực lượng chức năng khó kiểm soát, cũng như khó xác định chứng cứ để đấu tranh, xử lý. Hoạt động kinh doanh hàng hóa qua mạng xã hội, sàn giao dịch điện tử xuất hiện những mô hình mới như bán hàng qua nền kinh tế chia sẻ, Drop Shipping, Affilate marketing …, thuê fanpage, youtube chanel, các tài khoản mạng xã hội có tương tác tốt để thực hiện hoạt động bán hàng đòi hỏi lực lượng QLTT cần phải tập trung nghiên cứu để có phương thức quản lý hiệu quả.
Thời gian tới Cục QLTT Nghệ An sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các phương thức thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng, đẩy mạnh việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử nhằm thực hiện thắng lợi Quyết định số 2981 của Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet phê duyệt Kế hoạch tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong Thương mại điện tử tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến hết năm 2020.
Bên cạnh việc kiểm tra kết hợp với các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và người tiêu dùng về tác hại của việc buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, việc lợi dụng thương mại điện tử để thực hiện các hành vi vi phạm đối với phát triển kinh tế, xã hội; tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng; thúc đẩy thương mại điện tử phát triển theo chiều hướng tích cực...