Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cục QLTT Lạng Sơn: Tăng cường kiểm tra kinh doanh qua thương mại điện tử

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, xu hướng sử dụng mạng xã hội để mua bán, trao đổi hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến. Cũng từ đó xuất hiện các hình thức vi phạm về kinh doanh hàng hóa thông qua thương mại điện tử.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, xu hướng sử dụng mạng xã hội để mua bán, trao đổi hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến. Cũng từ đó xuất hiện các hình thức vi phạm về kinh doanh hàng hóa thông qua thương mại điện tử. Trong đó, phổ biến nhất hiện nay là việc các đối tượng lợi dụng mạng xã hội Face book, Zalo, Shopee làm kênh thông tin tiếp thị, quảng cáo, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí cả hàng cấm (thuốc lá điện tử).

Với phương trâm “Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, sâu sát địa bàn, quyết liệt hành động, sáng tạo bứt phá” thời gian qua Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ để tăng cường kiểm tra, xử lý các vụ việc vi phạm kinh doanh qua thương mại điện tử. Từ đó, từng bước mang lại môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả đồng thời góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Vụ việc ngày 20/4/2021, Đội QLTT số 7 chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng (Công an, Biên phòng, Hải quan…) phát hiện một điểm kinh doanh thường xuyên bán hàng hóa có dấu hiệu vi phạm là một trong những vụ việc điển hình. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện gần 1.600 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất, gần 850 sản phẩm là túi xách, đồng hồ….có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và hơn 28.000 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm trong kho chứa hàng không có hóa đơn, chứng từ. Tổng trị giá tang vật lên đến gần 1 tỷ đồng.

Với những mặt hàng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…thì nguồn gốc xuất xứ là yếu tố then chốt. Thế nhưng, các hộ kinh doanh vi phạm lại “vô tư” bày bán, quảng cáo trên mạng, thậm chí còn giới thiệu sai về nguồn gốc và “thổi” lên các công dụng của sản phẩm.

Ông Trần Duy Hiệu - Đội trưởng Đội QLTT số 7 cho biết: Từ đầu năm đến nay, Đội QLTT số 7 đã kiểm tra, xử lý 10 vụ việc liên quan đến bán hàng hóa vi phạm thông qua hoạt động Thương mại điện tử; xử phạt 9 đối tượng với số tiền xử phạt gần 255 triệu đồng; trị giá tang vật vi phạm trên 1,6 tỷ đồng. Qua công tác kiểm tra, giám sát chúng tôi thấy có một số khó khăn như: Hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn chủ yếu qua sàn thương mại điện tử Shoppee, qua các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, không có đăng ký kinh doanh, điểm kinh doanh cố định, chủ yếu là thuê nhà trọ để bán hàng. Hàng hóa thường không để tại điểm kinh doanh, chỉ để số lượng ít làm mẫu để giới thiệu, khi có khách hàng liên hệ mua thì đi lấy tại các nơi cất giấu để bán hoặc chuyển cho khách hàng, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý. 

Qua công tác kiểm tra, phát hiện các hành vi vi phạm chủ yếu của kinh doanh qua thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh thời gian qua là:  Hành vi bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, thiết lập website thương mại điện tử bán hàng không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định…

Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định về kinh doanh hàng hóa, Cục QLTT thường xuyên kiểm tra kết hợp tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về luật, về kinh doanh qua thương mại điện tử, thực hiện văn minh thương mại…cho các hộ kinh doanh. Từ đầu năm đến nay, Cục QLTT đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tiến hành kiểm tra gần 50 vụ việc liên quan đến thương mại điện tử, xử lý 48 vụ việc (tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2020), xử phạt vi phạm hành chính hơn 1 tỷ đồng (tăng 184,6% so với cùng kỳ năm 2020), tịch thu hàng hóa trị giá gần 2,3 tỷ đồng (tăng 348,05% so với năm 2020) cùng hàng nghìn đơn vị sản phẩm không rõ nguồn gốc…

Bên cạnh đó, các đội QLTT cũng đã thực hiện ký cam kết tuyên truyền, phổ biến pháp luật với các hộ kinh doanh được gần 900 lượt; ký quy chế phối hợp với các lực lượng chức năng, Ban quản lý các chợ, Trung tâm thương mại trên địa bàn các huyện, thành phố…

Bà Phạm Thị Hải, chủ cửa hàng Sicama Ki-ốt A16 chợ 3 tầng Tân Thanh chia sẻ: Cửa hàng tôi bán ở Tân Thanh được 20 năm rồi nhưng trong 3 năm trở lại đây mới bắt đầu kinh doanh trên các nền tảng online. Được lực lượng chức năng tuyên truyền, chúng tôi tuân thủ các quy định về kinh doanh qua mạng điện tử như đăng ký kinh doanh, nhập hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng theo đường chính ngạch, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ... 

Công chức Đội QLTT số 1 kiểm tra hàng hóa vi phạm qua dịch vụ chuyển phát

Công chức Đội QLTT số 7 kiểm tra hàng hóa tại chợ Cửa khẩu Tân Thanh

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, thương mại điện tử bắt đầu phát triển từ năm 2012. Tuy nhiên, phải đến năm 2015 với sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của hệ thống mạng internet, hình thức kinh doanh qua thương mại điện tử mới bắt đầu phát triển mạnh. Để quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh này, từ năm 2015 đến nay Cục QLTT tỉnh đã ban hành gần 10 văn bản liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại điện tử; Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong vận chuyển hàng hóa qua dịch vụ bưu chính; kiểm tra hoạt động các trang thương mại điện tử….

Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh cho biết: Thời gian qua, Cục QLTT đã tham mưu Ban chỉ đạo 389 tỉnh ban hành kế hoạch chỉ đạo các lượng chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử. Đồng thời, chỉ đạo các đội QLTT chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương rà soát, xây dựng các chương trình, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại điện tử, về tác hại của các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử; Tuyên truyền về các vụ việc đã phát hiện, xử lý để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân. 

Bên cạnh đó lực lượng QLTT chủ động, phối hợp với các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử. Đối với các tổ chức, cá nhân đã được tuyên truyền, ký cam kết hoặc xử lý vi phạm nhưng vẫn cố tình vi phạm, tái phạm thì phải có biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở, răn đe, xử lý nghiêm. 

Thời gian tới, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm Cục QLTT Lạng Sơn sẽ tiếp tục Tăng cường trách nhiệm quản lý địa bàn của cơ quan quản lý thị trường để chủ động kiểm tra, tuyên truyền, định hướng người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa; Tham mưu tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của công chức quản lý thị trường về thương mại điện tử và các quy định của pháp luật liên quan để tổ chức tốt các chương trình kiểm tra, kiểm soát; Chỉ đạo các đội QLTT tiếp tục bám sát địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với hoạt động thương mại điện tử.

Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một kênh kinh doanh- tiêu dùng hữu ích. Tuy nhiên, để lĩnh vực này phát triển hiện đại, chuyên nghiệp hơn rất cần sự quản lý chặt chẽ của các ngành chức năng trong việc kiểm soát thị trường; tuyên truyền thực hiện các nghĩa vụ trong kinh doanh qua thương mại điện tử. Đồng thời, chính người tiêu dùng cũng cần chủ động, sáng suốt lựa chọn các địa điểm bán hàng trên mạng uy tín, các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng; đối chiếu hàng hóa khi đặt mua với hàng hóa thực tế …để trở thành người tiêu dùng thông minh, hạn chế tối đa các thiệt hại khi giao dịch mua bán qua thương mại điện tử.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website