Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cục QLTT Bến Tre trên tuyến đầu bảo đảm hàng hóa thiết yếu phòng chống dịch Covid -19

Cục Quản lý thị trường Bến Tre chủ động phối hợp với các ngành chức năng các địa phương trong tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Từ ngày 09/7/2021, TP HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tại Bến Tre, người dân tranh thủ mua hàng hóa thiết yếu để vận chuyển lên TP HCM cung cấp cho người thân, đồng thời, tình hình dịch bệnh trên địa bàn dự báo sẽ diễn biến phức tạp, do nhiều người từ TP HCM và các tỉnh có dịch bệnh về Bến Tre tránh giãn cách xã hội.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục và Ủy ban nhân dân tỉnh, qua khảo sát tình hình giá cả hàng hóa thiết yếu trên địa bàn có nhiều biến động, đặc biệt là mặt hàng thực phẩm: mì ăn liền, đồ hộp, đồ khô, rau, củ, quả.., Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bến Tre chủ động nắm bắt thông tin, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến dịch bệnh và tình hình giá cả thị trường, hàng hóa để kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra trên địa bàn. 

Đồng thời, chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch bệnh; các loại lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn trong tình hình diễn biến mới của dịch bệnh; Chủ động phát hiện, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ dùng để phòng chống dịch bệnh; các hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, định giá hàng hóa bất hợp lý, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng…;

Hàng hóa thiết yếu rau, củ, quả dồi dào đảm bảo phục vụ bà con

Cục QLTT Bến Tre chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng nắm tình hình về nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu phòng chống dịch trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin đầy đủ, kịp thời về năng lực cung ứng hàng hóa,các chương trình, địa điểm bán hàng hóa thiết yếu của các doanh nghiệp để ổn định tâm lý người dân; công bố công khai, kịp thời các điểm bán hàng thiết yếu để người dân hiểu, không hoang mang, tập trung đông người mua sắm, tích trữ hàng hóa, đồng thời, yêu cầu công chức thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống dịch Covid -19 theo hướng dẫn của ngành Y tế, của địa phương và của ngành; đồng thời, tuyên truyền, vận động, cho ký cam kết chấp hành không tăng giá bất hợp lý, bán đúng giá niêm yết, tiếp tục mở cửa hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân…, đối với các cơ sở kinh doanh mặt hàng thiết yếu trên địa bàn. 

Kiểm tra kho hàng hóa dồi dào

Mặt khác, nhằm tuyên truyền, vận động người dân chung tay cùng các ngành chức năng trong công tác phòng chống dịch, Cục trưởng Cục QLTT cung cấp tài liệu và đề nghị các Đội QLTT phối hợp với Đài truyền thanh các huyện/thành phố phát thanh trên sóng đài truyền thanh, tiếp âm đến các xã, phường khuyến cáo người dân không nên hoang mang đổ xô mua hàng về dự trữ, tập trung đông người tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích,... làm cho tình hình thị trường bất ổn, tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Đồng thời, tránh tình trạng đổ xô mua hàng sẽ làm cho hàng hóa khan hiếm cục bộ, tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh bất chính, các đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ,...ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Cục đã cung cấp thông tin số điện thoại đường dây nóng của lãnh đạo Cục (4 đồng chí), lãnh đạo các Đội (9 đồng chí) phụ trách địa bàn, đề nghị phối hợp khi phát hiện các điểm kinh doanh mặt hàng thiết yếu có các hành vi vi phạm như: không niêm yết giá, tăng giá bất hợp lý…, thì gọi ngay đến đường dây nóng để kiểm tra xử lý nghiêm theo quy định.

Nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, cung ứng các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn, ngày 20/7/2021 Cục trưởng chỉ đạo thành lập 02 Đoàn khảo sát tình hình kinh doanh hoạt động kinh doanh, vận chuyển, nguồn hàng, giá cả… các mặt hàng thiết yếu của các Doanh nghiệp phân phối trên địa bàn 09 huyện/thành phố.

Đoàn khảo sát có nhiệm vụ đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa thiết yếu do áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg, bảo đảm nguồn hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng. Đồng thời, phối hợp với Đài truyền hình Bến Tre, Đài truyền thanh các huyện/thành phố tuyên truyền vận động doanh nghiệp, người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh, mua hàng hóa thiết yếu, chung tay cùng các ngành chức năng và chính quyền địa phương trong công tác phòng chống dịch.

Đoàn công tác của Cục Quản lý thị trường khảo sát hàng hóa tại Siêu thị CoopMart Bến Tre

Qua triển khai công tác phòng chống dịch, Cục QLTT đã phối hợp với Đài truyền thanh các huyện/thành phố cung cấp 02 lượt tài liệu tuyên truyền trên sóng đài truyền thanh, tiếp âm đến các xã, phường; đồng thời, phối hợp với Đài truyền hình Bến Tre xây dựng 02 phóng sự tuyên truyền về nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu, trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thiết yếu và người tiêu dùng trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn. 

Các Đội QLTT đã cho ký cam kết đối với 138 tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng thiết yếu có biểu hiện vi phạm, kiểm tra lập biên bản xử lý 06 vụ vi phạm về các hành vi: kinh doanh khẩu trang y tế, thuốc tân dược không niêm yết giá, niêm yết giá không rõ ràng.  Ngoài ra, 100% công chức của các Đội QLTT có mặt trên địa bàn phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các ngành chức năng, các địa phương kiểm tra, kiểm soát thị trường, đồng thời, giải quyết, xử lý kịp thời các thông tin người dân phản ánh qua đường dây nóng có liên quan đến tình hình thị trường, giá cả và vận chuyển hàng hóa.

Nhìn chung, qua triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, nhờ sự quyết tâm, quyết liệt của các cấp, các ngành, sự đồng hành của doanh nghiệp và sự đồng thuận của nhân dân, công tác hậu cần bảo đảm hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cần tiêu dùng của người dân để ứng phó với dịch Covid-19 tương đối ổn định, mặc dù, có thời điểm người dân mua hàng tích trữ nhiều, dẫn đến một số mặt hàng khan hiếm cục bộ, nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng của người dân, chưa phát hiện có các hành vi đầu cơ, găm hàng nhằm tạo ra sự khan hiếm hàng hóa để thu lợi bất chính.

Đoàn công tác của Cục trao đổi với Doanh nghiệp phân phối thực phẩm về những khó khăn trong lưu thông hàng hóa khi thực hiện Chỉ Thị 16/CT-TTg

Trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch liên quan đến chức năng nhiệm vụ của ngành, Cục Quản lý thị trường Bến Tre luôn chủ động phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương triển khai đồng bộ nhiều biện pháp từ tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức như: tuyên truyền trực tiếp, buộc ký cam kết, phối hợp tuyên truyền qua đài truyền thanh các huyện/thành phố, phối hợp Đài truyền hình Bến Tre xây dựng phóng sự phản ánh tình hình thị trường, giá cả…, cho đến bám sát địa bàn trực tiếp kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi như: bán hàng không niêm yết giá, bán không đúng giá niêm yết, tăng giá bất hợp lý…, 

100% công chức Quản lý thị trường trong những ngày qua phải bám sát địa bàn, kể cả ngày nghỉ, để kịp thời giải quyết công việc đột xuất, phát sinh trên thị trường, qua đó góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong thời gian giãn cách xã hội. Có thể nói, lực lượng Quản lý thị trường là một trong những lực lượng nồng cốt, tuyến đầu trên mặt trận bình ổn thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hóa thiết yếu trong công tác phòng chống dịch Covid -19.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đơn vị cũng còn gặp những khó khăn nhất định. Do thời gian chuẩn bị triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg quá ngắn, trong điều kiện phải thực hiện mục tiêu kép “vừa phát triển kinh tế, an sinh xã hội, vừa phòng chống dịch”, nên các ngành chức năng còn lúng túng trong triển khai, hướng dẫn các doanh nghiệp, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phản ánh khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa, việc di chuyển, ăn ở của nhân viên…, mặc dù, các ngành chức năng đã kịp thời tháo gỡ, nhưng vẫn còn bất cập, Cục QLTT nhận thấy cần phải đa dạng các kênh phân phối để bảo đảm hàng hóa phục vụ cho người dân, nhất là khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, thì sự can thiệp của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, đảm bảo các nguồn cung, lưu thông, phân phối hàng hóa là rất quan trọng.

Cục Quản lý thị trường Bến Tre kiến nghị Ban chỉ đạo phòng chống Covid -19 tỉnh, huyện quan tâm tạo điều kiện cho lực lượng Quản lý thị trường tiêm ngừa vắc xin Covid -19 cho các công chức trực tiếp làm nhiệm vụ bình ổn thị trường tại các địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo các Sở ngành, địa phương tùy theo tình hình để thống nhất hướng dẫn các cơ sở kinh doanh mặt hàng thiết yếu mở cửa kinh doanh; chỉ đạo chính quyền địa phương thường xuyên giám sát, yêu cầu các siêu thị, cửa hàng tiện ích, các chợ truyền thống, các tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng thiết yếu nói chung, chấp hành nghiêm quy định “5K” nhất là việc khai báo y tế và giữ khoảng cách giữa những người đi mua hàng, thực hiện đo thân nhiệt đối với khách hàng để sàng lọc bước đầu, đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website