Xây dựng lộ trình cho hợp tác ngắn hạn và dài hạn giữa Việt Nam và các quốc gia Nam bán cầu trong phát triển năng lượng sinh học tại Việt Nam.
Vừa qua, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã phối hợp với Chương trình Hỗ trợ Năng lượng (GIZ) tổ chức Hội thảo Tham vấn “Nghiên cứu tiềm năng hợp tác Nam – Nam trong phát triển năng lượng sinh học tại Việt Nam”.
Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, đây là hoạt động thuộc Dự án Bảo vệ khí hậu thông qua thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam (BEM) thuộc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ. Dự án BEM do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ phối hợp thực hiện cùng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Nạp Tiền 188bet ). Dự án do Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, An toàn Hạt nhân và Bảo vệ Người tiêu dùng CHLB Đức (BMUV) tài trợ.
Hiện nay, phát triển năng lượng sinh học tại Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với các thách thức như rào cản về tài chính và năng lực, đặc biệt là tính khả thi về mặt kinh tế của các dự án năng lượng sinh học còn thấp. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy hợp tác giữa hai hoặc nhiều quốc gia đang phát triển ở Nam bán cầu (gọi tắt là hợp tác Nam – Nam) chỉ nên thực hiện với công nghệ phù hợp, quy mô nhỏ. Để thành công, việc hợp tác cần dựa vào nhu cầu của thị trường, xuất phát từ thị trường hiện tại, xác định rõ nguồn sinh khối, và nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực để làm chủ công nghệ.
Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 60 đại biểu đến từ các cơ quan nhà nước, đối tác phát triển, tổ chức phi chính phủ quốc tế, doanh nghiệp, đơn vị phát triển dự án, tổ chức tài chính, viện nghiên cứu và mạng lưới các nhà nghiên cứu, chuyên gia từ nhiều nước như Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka và Úc. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi và đóng góp ý kiến cho báo cáo nghiên cứu và kế hoạch hoạt động nhằm xây dựng một lộ trình cho hợp tác ngắn hạn và dài hạn giữa Việt Nam và các quốc gia khác ở Nam bán cầu trong phát triển năng lượng sinh học tại Việt Nam. Các hoạt động tiềm năng bao gồm trao đổi công nghệ giữa các chủ đầu tư, nhà cung cấp thiết bị, đơn vị nghiên cứu, đơn vị có nhu cầu sử dụng công nghệ mới phát điện và nhiệt và các bên liên quan. Từ đó, một số chủ đề sẽ được ưu tiên để các nước Nam bán cầu trao đổi học thuật với các bên liên quan.