Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển “Giao thông xanh” giúp tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường

Vừa qua, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã thông qua danh sách gần 200 trạm cho thuê xe đạp công cộng. Đây là dự án thí điểm 2000 xe đạp đô thị tại 9 quận tại thành phố Hà Nội.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án “Xe đạp đô thị” đã nhận được những kết quả khả quan, trong thời gian tới loại hình phương tiện này được kỳ vọng sẽ giúp người dân thay đổi thói quen đi lại, góp phần phát triển giao thông xanh của Thủ đô.

Theo đánh giá của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, việc triển khai dự án “xe đạp đô thị" tại thành phố Hà Nội là cần thiết. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã đồng ý giao Sở Giao thông vận tải Hà Nội xây dựng dự án phát triển xe đạp công cộng để thực hiện tại một số quận trung tâm. Xe đạp được sử dụng phục vụ người dân bao gồm xe đạp truyền thống, xe điện hai bánh.

Dự án “xe đạp đô thị” sẽ triển khai với 500 xe đạp truyền thống và 500 xe đạp điện. Số xe này sẽ được bố trí từ 70 đến 80 vị trí. Xe đạp công cộng sẽ được sử dụng phục vụ người dân tại 5 quận trung tâm bao gồm: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân và các điểm cạnh lối lên, xuống của tuyến tàu điện đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, trụ sở liên cơ quan. Thời gian dự kiến thực hiện năm 2022 đến 2023.

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, việc triển khai bổ sung loại hình xe đạp/xe đạp điện đô thị ít ảnh hưởng đến lưu lượng giao thông trên đường giao thông công cộng, không làm quá tải do có tính chất về vận hành/số lượng người sử dụng tương tự như xe gắn máy. Do đó không làm quá tải hệ thống giao thông, trường hợp hiệu quả kết nối sẽ là cơ sở để người dân chuyển đổi từ phương thức cá nhân sang loại hình vận tải hành khách công cộng, góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Tại các nước tiên tiến trên thế giới, mô hình xe đạp công cộng đã áp dụng rất thành công và hiệu quả. Trong thời gian tới, dự án được kỳ vọng sẽ góp phần từng bước thay đổi thói quen đi lại của người dân, bước đầu hình thành mạng lưới phụ trợ giúp kết nối người dân đến trạm xe buýt thuận tiện thay vì hình thức đi bộ như truyền thống hiện nay. Đây cũng là một giải pháp giúp giảm ô nhiễm môi trường do khói bụi thải ra từ các phương tiện cá nhân, phát huy thế mạnh của hệ thống giao thông công cộng Thủ đô, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam.


Tác giả: Linh Lê

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website