Nâng cao khả năng hấp thụ nguồn điện năng lượng tái tạo để đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả hệ thống điện
Chiều 15/6, Báo điện tử VTC News, Cục Điện lực và năng lượng tái tạo Nạp Tiền 188bet tổ chức Tọa đàm “Nghịch lý thừa điện mặt trời: Giải pháp nào đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp?”.
Tọa đàm có sự tham gia của đại diện Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Nạp Tiền 188bet ), các doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời và chuyên gia kinh tế am hiểu về lĩnh vực điện.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo. Việc phát triển những nguồn năng lượng này không chỉ giúp bổ sung cho sự thiếu hụt điện năng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn góp phần giảm tiêu hao năng lượng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính.
Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt các nhà máy điện mặt trời công suất lớn thời gian gần đây đã khiến nguồn cung dư thừa, phải cắt giảm sản lượng. Việc cắt giảm luân phiên buộc những doanh nghiệp đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào năng lượng tái tạo gặp nhiều khó khăn khi giải bài toán về doanh thu và lợi nhuận.
Theo EVN, trong năm 2021, khoảng 1,3 tỷ kWh điện năng lượng tái tạo sẽ bị cắt giảm, trong đó có hơn 500 triệu kWh nguồn điện mặt trời do quá tải đường dây 500 kV. Thực trạng cắt giảm công suất nhà máy điện khiến những doanh nghiệp đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng (chủ yếu là vốn vay) vào năng lượng tái tạo đang không thể bán được điện và khốn khổ tìm cách giải bài toán tài chính.
Chia sẻ tại Tòa đàm, ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Nạp Tiền 188bet ) cho biết phát triển năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu để giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường... Tuy nhiên, do sự phát triển quá nóng của điện mặt trời thời gian qua đã dẫn đến tình trạng quá tải, phải giảm phát công suất.
Hiện nay tiềm năng thủy điện lớn đã cơ bản khai thác hết, nhiệt điện than khó thu xếp vốn quốc tế do cam kết chống biến đổi khí hậu toàn cầu, điện khí giá cao và phụ thuộc nguồn nhiên liệu thế giới… Trong khi sự phát triển của công nghệ và thị trường làm giá điện gió, điện mặt trời ngày càng cạnh tranh hơn so với các nguồn điện truyền thống.
Định hướng tiếp tục gia tăng tỷ trọng điện năng lượng tái tạo trong tổng nguồn cung điện Việt Nam nêu tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị rất kịp thời nhằm khai thác tiềm năng lợi thế mà thiên nhiên mang lại cho Việt Nam, đưa ngành điện phát triển bền vững hơn, tham gia thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường toàn cầu.
Tuy nhiên, để có thể phát triển năng lượng tái tạo mạnh mẽ, bền vững thì cần tập trung vào các nội dung chính sách, hạ tầng truyền tải và điều độ vận hành hệ thống điện.
Cụ thể, tiếp tục nghiên cứu ban hành các chính sách thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với sự phát triển của thị trường điện, phù hợp với từng loại hình công nghệ năng lượng tái tạo như cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), cơ chế chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC). Bên cạnh đó, cần thúc đẩy phát triển các hệ thống năng lượng tái tạo phân tán phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ như các hộ tiêu thụ như các khu công nghiệp, hộ tiêu thụ thương mại, dịch vụ, nhà dân... lắp đặt điện mặt trời mái nhà để cung cấp cho chính nhu cầu của mình cùng kết hợp với điện mua từ lưới điện.
Đồng thời tăng cường đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng truyền tải kết hợp với các hệ thống lưu trữ (như thủy điện tích năng, hệ thống ắc quy BESS...) và tăng cường khả năng điều độ vận hành hệ thống điện, tăng cường kết nối lưới điện khu vực. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng hấp thụ nguồn điện năng lượng tái tạo, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả hệ thống điện điện.
Lý giải vì sao có tình trạng các dự án phải cắt giảm công suất trong thời gian qua, ông Phạm Nguyên Hùng cho hay, các nguồn điện năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió có đặc điểm chung đều là các nguồn năng lượng không liên tục, khả năng điều chỉnh rất hạn chế, khả năng lưu trữ không lớn do chi phí cao.
Việc đầu tư điện mặt trời lại diễn ra rất nhanh trong khi lưới điện truyền tải, phân phối chưa kịp bổ sung.
Thứ nữa, đa số các dự án điện mặt trời tập trung chủ yếu tại một số khu vực có tiềm năng lớn như miền Nam, Nam Trung Bộ. Do đó lưới điện tại các khu vực này bị quá tải, dẫn đến phải cắt giảm nguồn điện trong một số thời điểm khi điện mặt trời phát cao.
Ngoài ra, tại một số thời điểm như ngày nghỉ cuối tuần, Tết, ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, khiến phụ tải giảm thấp hơn kế hoạch, dẫn đến tình trạng quá tải một số nguồn điện.
Do đó, các nhà máy điện năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) đã phải điều chỉnh giảm công suất phát để đảm bảo vận hành an toàn lưới điện và an ninh hệ thống điện, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2020.
Tính tới hết năm 2020, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 69.300MW, tăng gần 14.000MW so với năm 2019, trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (chưa tính thủy điện) là 17.430MW (tăng 11.780MW so với năm 2019) và chiếm tỷ trọng khoảng 25,3%.
Trong đó điện mặt trời quy mô lớn đưa vào vận hành 148 dự án với tổng công suất 8.550 MW; điện mặt trời mái nhà, cả nước có 104.526 hệ thống ĐMTMN đi vào vận hành, tổng công suất đạt khoảng 7.711 MW; điện gió có 11 dự án với tổng công suất 538 MW điện gió đưa vào vận hành.