Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kinh tế tuần hoàn dần làm xanh hóa các khu công nghiệp

Nhiều khu công nghiệp ở TP. HCM đã và đang từng bước chuyển đổi sản xuất, kinh doanh sang kinh tế tuần hoàn, xanh hóa để phát triển bền vững.

Phát triển kinh tế tuần hoàn theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, xanh bền vững là xu hướng được quan tâm nhiều hiện nay để thu hút nguồn đầu tư chất lượng và cải thiện hiệu quả kinh tế. Việt Nam từ rất sớm đã nhận diện cơ hội và đưa ra chiến lược phát triển kinh tế xanh, giảm phát thải carbon…Trong đó, nhiều khu công nghiệp (KCN) ở TP. HCM đã từng bước chuyển đổi sản xuất, kinh doanh sang kinh tế tuần hoàn, xanh hóa để phát triển bền vững.

KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM hiện là KCN duy nhất của TP.HCM tham gia Dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam từ chương trình KCN sinh thái toàn cầu”. Đây là hướng tiếp cận từ một mô hình KCN truyền thống đến mô hình KCN hướng tới kinh tế xanh, phát triển bền vững hơn. Tại Hiệp Phước, các hoạt động đã mang lại chuyển biến nhất định. Khái niệm “cộng sinh công nghiệp” đã được vận dụng ngày càng nhiều trong KCN này. Khi chất thải của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp khác. Đơn cử, khí hơi nóng từ quá trình chưng cất dầu thực vật Cái Lân được chuyển sang tham gia quá trình sấy của Nhà máy Meizan. Chất thải của các công ty sản xuất khuôn đúc được tận dụng làm gạch không nung, làm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất khác. 

Các KCN tại TP.HCM và khu vực trọng điểm phía Nam đang hướng tới xây dựng hệ sinh thái khu công nghiệp đa dạng và phát triển bền vững. Tuy nhiên việc duy trì kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là việc làm bền bỉ lâu dài. Cần có sự kiểm tra đánh giá khách quan, chặt chẻ theo các tiêu chí hướng dẫn cụ thể để thực hiện thống nhất đồng bộ.

Nhìn chung, tăng trưởng xanh có nghĩa là nền kinh tế cần phát triển và tăng trưởng dựa trên sự tôn trọng tài nguyên thiên nhiên và đi theo con đường bền vững về môi trường. Tuy nhiên, không có cách tiếp cận “phù hợp cho tất cả” để thúc đẩy tăng trưởng xanh do khác biệt trong điều kiện kinh tế và môi trường, nguồn tài nguyên và thể chế của mỗi quốc gia.

Nhiều chuyên gia cho rằng, các công cụ chính sách hiệu quả, thiết thực và linh hoạt là trọng tâm trong việc tạo ra tăng trưởng xanh thành công và bền vững. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển, các công cụ chính sách này có thể định hướng dòng vốn đầu tư với mức độ phù hợp, vào đúng ngành và khu vực vào thời điểm thích hợp. Từ đó, hỗ trợ phát triển công nghệ và lĩnh vực ưu tiên thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ hệ thống kinh tế.  


Tác giả: An Bình

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website