Để cụm công nghiệp phát triển bền vững
Theo báo cáo tại Hội nghị, Bắc Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước làm tốt công tác quy hoạch, phát triển các khu, CCN. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 24 CCN đã được đầu tư thành lập, trong đó có 17 CCN đã đi vào hoạt động và có doanh nghiệp thứ cấp thuê với diện tích đạt 547,09ha; 7 CCN đang tiến hành đầu tư hạ tầng. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các CCN (tính theo dự án được duyệt) đạt 5.026 tỷ đồng.
Ông Phạm Khắc Nam - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh - khẳng định, trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, các CCN đã đóng góp vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh, giải quyết vấn đề lao động, việc làm, làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Đồng thời, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị đã đề ra là đưa Bắc Ninh chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp.
Việc hình thành và phát triển CCN đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi khả năng tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Các CCN làng nghề đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của các làng nghề và giải quyết được mục tiêu: Hình thành khu vực sản xuất tập trung ở khu vực làng nghề; di dời được sản xuất ra ngoài khu dân cư; tạo mặt bằng cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện để phát triển; tạo điều kiện xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề. Đây là một trong những điều quan trọng khi phát triển, quy hoạch CCN mà địa phương nào cũng hướng tới.
Ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh - cho biết, lũy kế đến ngày 31/3/2019, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút được 331 dự án đầu tư vào các CCN, trong đó có 144 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 441,84 triệu USD; 187 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 8.260,78 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh đã có 854 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động trong các CCN (chiếm 4,91% tổng số doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh), với tổng số vốn điều lệ đăng ký là 16.937,78 tỷ đồng (chiếm 7,9% tổng số vốn điều kệ đăng ký của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh).
“Những năm qua, các doanh nghiệp trong các CCN đã có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội chung toàn tỉnh. Giá trị sản xuất, thuế và khoản nộp ngân sách nhà nước tăng đều qua các năm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong CCN cũng thu hút một lượng không nhỏ lao động vào làm việc, góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội tại địa phương” - ông Nguyễn Văn Ngọc nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, bên cạnh kết quả tích cực, các CCN cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần củng cố và khắc phục để tiếp tục hoạt động theo đúng quy định và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn, đảm bảo phát triển bền vững. Cụ thể, cơ sở hạ tầng của phần lớn các CCN (giao thông nội bộ, cây xanh, các công trình xử lý rác thải, nước thải...) hầu hết đều chưa được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh. Đặc biệt, chỉ có 2 CCN có trạm xử lý nước thải tập trung hoạt động là CCN Phong Khê, CCN Đông Thọ. Một số CCN gây ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các CCN làng nghề.
Bên cạnh đó, công tác quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN còn nhiều bất cập, chưa hợp lý. Việc tồn tại các mô hình chủ đầu tư hạ tầng CCN chưa phù hợp với vận hành CCN đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của CCN. Công tác phối hợp quản lý nhà nước về CCN chưa tốt, nhiều đầu mối, dẫn tới quản lý nhà nước về CCN đạt hiệu quả chưa cao.
Cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp là UBND cấp huyện chưa thực hiện tốt việc quản lý hoạt động của các cụm công nghiệp, thậm chí buông lỏng ở một số CCN. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra CCN còn chồng chéo, chưa đạt hiệu quả; chưa kịp thời xây dựng được cơ chế, chính sách và chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN và hỗ trợ thu hút các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong CCN.
Để công nghiệp Bắc Ninh tiếp tục phát triển ổn định và bền vững, giữ vững vị trí tốp đầu trong cả nước, với mục tiêu cơ bản đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, bên cạnh việc phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, việc phát triển các CCN nhằm tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết.
Ông Nguyễn Đức Tố - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh - cho hay, hiện nay việc giải phóng mặt bằng tại các CCN rất khó khăn như kinh phí cao, xây dựng cơ sở hạ tầng, giá đền bù đất cho người dân,... Do vậy, một số KCN mặc dù đã có quy hoạch sử dụng đất song vẫn chưa giải phóng được mặt bằng. Vì vậy, đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đất cho doanh nghiêp.
Theo ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo, Nạp Tiền 188bet
cần có ý kiến kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN, trong đó, tập trung nội dung hỗ trợ hạ tầng như: Mức hỗ trợ giao thông, san nền, khu xử lý nước thải tập trung, di dời... để địa phương làm căn cứ xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp tình hình đặc thù của địa phương. Bên cạnh đó, cần nêu rõ chủ trương giao doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng khi chuyển đổi những CCN do UBND xã, Ban quản lý khu CCN cấp huyện làm chủ đầu tư trước kia kém hiệu quả; quy định rõ việc thành lập CCN trong đó quy định việc lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng CCN tránh chồng chéo với văn bản quy định về đầu tư, đấu thấu...