Tăng cường tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp
Cần có cách tiếp cận mới trong sử dụng năng lượng
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp hiện chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc.
Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet
cho biết, với kịch bản tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm thì nhu cầu năng lượng cho năm 2020 phải đạt 235 tỷ kWh điện; đến năm 2025 cần 352 tỷ kWh và đến 2035 là 506 tỷ kWh điện.
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh : VGP/ Toàn Thắng
“Mặc dù tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện trong thời gian tới sẽ giảm nhiều so với trước đây, vào khoảng 8,5% trong giai đoạn 2021-2025 và khoảng 7,5% trong giai đoạn 2026-2030 nhưng nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống vẫn rất cao”, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet
cho biết
Hiện nay, hệ thống điện Việt Nam có tổng công suất khoảng 54.000 MW điện, bao gồm cả các loại năng lượng tái tạo như điện gió, mặt trời mới đưa vào hoạt động. Để đáp ứng nhu cầu điện trong năm 2020 cần khoảng 60.000 MW công suất nguồn, đến năm 20300 cần 130.000 MW công suất nguồn điện. Đây là thách thức rất lớn đặt ra cho ngành năng lượng Việt Nam trong bối cảnh nhiều dự án đang chậm tiến độ. Việc thu xếp nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư mới về nguồn và lưới điện còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Nạp Tiền 188bet
) cho biết, theo Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, đến năm 2030, Việt Nam sẽ phấn đấu giảm mức tiêu hao năng lượng trung bình trong các ngành công nghiệp so với giai đoạn 2015-2018, cụ thể, ngành thép từ 5-16,5%; hóa chất trên 10%; xi măng gần 11%...
Đối với các khu, cụm công nghiệp, sẽ có từ 70-90% được tiếp cận và áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, so với mức trung bình của thế giới, tiêu thụ năng lượng Việt Nam chỉ bằng khoảng 30-35%, tiêu thụ điện chỉ bằng khoảng 60%. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, vấn đề sử dụng năng lượng bền vững và hiệu quả mới là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt.
Từ thực tế sử dụng năng lượng tại Việt Nam PG.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh “Cần có cách tiếp cận mới về sử dụng năng lượng. Phải điều chỉnh chiến lược phát triển năng lượng (điện) cả từ phía cầu sử dụng, bằng giá bán, tiết kiệm điện...”.
Ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Mới đây, trong tháng 3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030. Chương trình đề ra mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng 5 - 7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 - 2025 và từ 8 - 10% trong giai đoạn 2019 - 2030.
Chia sẻ tại diễn đàn, các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng cho rằng, ngoài việc hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thì các giải pháp về công nghệ mới cũng cần được áp dụng để nâng cao hiệu suất tiết kiệm năng lượng vốn đang được áp dụng trong các công nghệ cũ.
Ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa cho rằng đã đến lúc phải nhìn nhận lại việc sử dụng năng lượng để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung.
Dẫn ra ví dụ cụ thể, ông Nguyễn Quân cho biết hiện nay khoảng 30% sản lượng điện dành cho chiếu sáng (dân dụng, công cộng…) chỉ cần tiết kiệm một nửa số điện hiện dùng bằng công nghệ đèn led sẽ tiết kiệm tương đương việc phải xây dựng một nhà máy điện hạt nhân công suất khoảng 4.000 MW.
Các chương trình nghiên cứu khoa học về sử dụng năng lượng hiệu quả hiện còn ít, thậm chí chất lượng còn yếu kém. Trong thời gian tới cần phải khắc phục cho được những bất cập này
Theo chia sẻ của ông Đỗ Hữu Hào, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam, bản chất cuối cùng của tiết kiệm năng lượng là đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất. Đổi mới, nâng cấp, cải tiến sắp xếp lại dây chuyền sản xuất là ba yếu tố quan trọng. Nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Do đó, chúng ta cần đưa ra các hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng: thay đổi dây chuyền, công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ tiên tiến hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng; xây dựng quy chuẩn và tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với các thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng, hiệu suất thấp.