Chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật kết nối lưới, quản lý vận hành và phát triển dự án điện gió ngoài khơi
Ngày 12/4, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổ chức Hợp tác phát triển Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ) đã phối hợp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Các vấn đề kỹ thuật liên quan đến kết nối lưới, quản lý vận hành và phát triển các dự án điện gió ngoài khơi".
Hiện nay, điện gió ngoài khơi được coi là giải pháp đột phá nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu nhập khẩu, giảm phát thải chất ô nhiễm và khí nhà kính. Sau các cuộc họp của EVN và Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Cộng hòa Liên bang Đức (BMWK), GIZ về kết nối các nguồn điện năng lượng tái tạo, Chính phủ Đức thông qua GIZ đã mời các chuyên gia tư vấn để chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, giới thiệu về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến kết nối lưới, quản lý vận hành và phát triển dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Hội thảo được tổ chức để hỗ trợ EVN có thêm các thông tin liên quan đến việc phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương cho biết, đứng trước yêu cầu về đảm bảo an ninh năng lượng song song với phát triển kinh tế bền vững, ngành Điện phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện, chất lượng với chi phí phù hợp. Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về mục tiêu "Net Zero" vào năm 2050. Theo dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Nạp Tiền 188bet trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến kế hoạch phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam đến năm 2030 sẽ đưa vào vận hành 7GW. Vì vậy, Việt Nam cần phải có quá trình chuẩn bị tích cực với các chính sách phù hợp để rút ngắn thời gian thực hiện.
Theo ông Markus Bissel, Giám đốc dự án đối tác Năng lượng Việt Nam – Đức tại GIZ, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi rất lớn và lĩnh vực điện gió ngoài khơi còn rất mới đối với Việt Nam. Thông thường, cần ít nhất 7-9 năm để dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên của một quốc gia đi vào vận hành. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần điều chỉnh khung chính sách và quy định để có thể thực hiện thành công mục tiêu đã đặt ra và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đức sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm, chuyên môn, công nghệ trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi để hỗ trợ Việt Nam thực hiện chuyển dịch năng lượng một cách hiệu quả. Đồng thời, ông Markus Bissel cho biết thêm, hiện các bên liên quan hỗ trợ ngành Điện Việt Nam đã đi đến thống nhất xây dựng Tổ chuyên gia đặc trách về phát triển điện gió ngoài khơi nhằm tạo kênh đối thoại chia sẻ các kinh nghiệm, thông lệ quốc tế hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Tổ chuyên gia đặc trách về phát triển điện gió ngoài khơi là công cụ huy động hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả đối với các dịch vụ tư vấn như: chính sách về quy hoạch không gian biển và quy trình cấp phép; chính sách về tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện; cơ chế đấu thầu;…
Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng trao đổi thảo luận sôi nổi về những nội dung như: kế hoạch phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam; thách thức và cơ hội trong phát triển điện gió ngoài khơi; kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế về kết nối lưới điện; kinh nghiệm quản lý vận hành và phát triển các dự án điện gió ngoài khơi...