Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các khu công nghiệp hướng đến phát triển bền vững

Hiện 28 khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã cơ bản lấp đầy dự án đầu tư. Bình Dương đang đẩy nhanh tiến độ triển khai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN theo quy hoạch, tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện, thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư, chủ động đón dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mới.

 Bình Dương đang đẩy mạnh việc nâng cấp các KCN hiện hữu trở nên thông minh hơn. Trong ảnh: KCN Bàu Bàng được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, thu hút mạnh các nhà đầu tư

Mở thêm cơ hội mới

Với 28 KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 93%, đưa Bình Dương trở thành địa phương có tỷ lệ lấp đầy KCN cao nhất cả nước. Năm 2024, tỉnh sẽ đẩy nhanh tiến độ thành lập KCN công nghệ cao, KCN công nghiệp hỗ trợ; đồng thời, xây dựng chính sách, triển khai thực hiện hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi công năng các cơ sở sản xuất công nghiệp ở phía Nam sang phát triển thương mại, dịch vụ, đô thị và công nghiệp công nghệ cao phù hợp với quy hoạch.

Theo Ban Quản lý KCN tỉnh, năm 2024, Bình Dương tăng tốc, nhanh chóng mở rộng diện tích các KCN theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngay sau khi HĐND tỉnh thông qua đồ án quy hoạch 2 KCN VSIP III (giai đoạn 2), hơn 800 ha và KCN Cây Trường 700 ha, các KCN này đang tiến hành hoàn thiện cơ sở hạ tầng, sẵn sàng mặt bằng sạch để đón thêm dòng vốn mới. Cùng với các KCN khác của tỉnh, 2 KCN mới này được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ tiếp tục trở thành động lực tăng trưởng mới cho Bình Dương.

Hiện các KCN trong tỉnh đã thu hút 2.769 dự án có vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 28,4 tỷ đôla Mỹ và gần 700 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 88.000 tỷ đồng. Mặc dù tình hình kinh tế trong và ngoài nước vẫn chưa mấy khả quan trong những tháng đầu năm, nhưng hiện tại DN trong các KCN của tỉnh vẫn đang hoạt động ổn định.

Tại KCN Cây Trường, thị trấn Lai Uyên và xã Cây Trường II, huyện Bàu Bàng đang gấp rút đầu tư hạ tầng. Theo quy hoạch, Cây Trường là KCN đa ngành với các loại hình công nghiệp, chú trọng thu hút các dự án đầu tư phù hợp định hướng phát triển KT-XH của tỉnh. Được biết, KCN Cây Trường có tổng vốn đầu tư hơn 5.459 tỷ đồng do Tổng Công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư. Đơn vị đã thông qua kế hoạch đầu tư dự án KCN Cây Trường, thời gian xây dựng dự kiến từ năm 2022-2026, cho thuê cơ sở hạ tầng giai đoạn 2022-2030. KCN Cây Trường hứa hẹn tạo thêm động lực để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp tại huyện Bàu Bàng trong giai đoạn tới.

Ông Võ Thành Giàu, Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng, chia sẻ Bàu Bàng là địa phương được duyệt quy hoạch diện tích KCN tăng 6,2 lần so với diện tích đang hoạt động. Ngoài KCN Bàu Bàng, Bàu Bàng mở rộng, huyện còn có KCN Tân Bình, Cây Trường. Cùng với đó là dự án KCN Khoa học công nghệ đang mở ra cơ hội phát triển rất lớn cho địa phương.

Phát triển ngày càng bền vững

Trong giai đoạn 2020- 2025, tỉnh tập trung thu hút đầu tư vào các KCN được quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ triển khai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; nghiên cứu hình thành KCN Khoa học công nghệ, tiếp tục lộ trình chuyển đổi công năng, di dời các doanh nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh nghiên cứu các phương án nâng cấp, chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN hỗ trợ, sinh thái, đổi mới sáng tạo, KCN - đô thị - dịch vụ phù hợp với định hướng mới của tỉnh thời kỳ2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Một trong những động lực tăng trưởng mới là KCN Khoa học công nghệ tại huyện Bàu Bàng. Đây là một trong những dự án trọng điểm của Đề án Vùng đổi mới sáng tạo nhằm thu hút các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất mũi nhọn có giá trị gia tăng cao, phù hợp giai đoạn hiện nay. Dự án được triển khai, quy hoạch theo tiêu chí xanh, sạch, đẹp và bền vững. KCN được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại như đường giao thông, điện, cấp thoát nước, viễn thông, xử lý nước thải, công viên cây xanh, quảng trường. KCN phát triển đa ngành nghề gắn liền với các công trình dịch vụ như y tế, giáo dục, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, khu mua sắm, vui chơi, giải trí, trung tâm văn hóa, thể thao cộng đồng, nhà ở xã hội…

Cùng với đó, mô hình KCN - đô thị - dịch vụ là mô hình kết hợp giữa phát triển công nghiệp với đô thị hóa, bảo đảm sự phát triển bền vững của KCN; phát triển song song giữa khu sản xuất công nghiệp với trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí… để tạo nên môi trường sống và làm việc tốt cho người lao động, chuyên gia công nghệ, chuyên gia kinh tế.

Theo ông Nguyễn Trung Tín, Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh, để tiếp tục phát triển ngày càng bền vững, các KCN tỉnh đang chủ động mọi giải pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư ngày càng chất lượng và hiệu quả. Theo đó, việc xây dựng phát triển các KCN của tỉnh sẽ chuyên sâu hơn. UBND tỉnh đang triển khai thủ tục KCN cơ khí hỗ trợ và tiếp tục rà soát quy hoạch, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các KCN khác. Ban Quản lý các KCN cũng đang hối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư hạ tầng các KCN, nhất là các KCN mới được thông qua quy hoạch, để các nhà đầu tư sớm thực hiện các dự án sản xuất tại đây và thu hút thêm nhiều dự án mới trong thời gian tới.

Nắm bắt và thích ứng nhanh với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, đồng thời để thiết lập một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Bình Dương, các KCN thế hệ mới của tỉnh hứa hẹn sẽ mang đến một hệ sinh thái toàn diện cho các hoạt động thâm dụng công nghệ và tri thức. Các KCN như VSIP 3, khoa học - công nghệ được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc chuyển đổi các KCN hiện tại thành các KCN thông minh, từng bước giúp Bình Dương có một nền tảng vững chắc về khoa học, làm chủ và tạo ra các công cụ sản xuất mới dựa trên khoa học kỹ thuật, chuẩn bị đón đầu các cơ hội mới trong kỷ nguyên số, kỷ nguyên của công nghiệp 4.0.


Nguồn:Báo Bình Dương Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website