Vai trò "bà đỡ" của quản lý Nhà nước trong xây dựng ngành cơ khí tự chủ
Muốn xây dựng ngành cơ khí tự chủ, vai trò “bà đỡ” của Nhà nước vô cùng quan trọng. Điều này đã được chứng minh trong hơn 30 năm đất nước đổi mới.
Để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề trên, Phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Phan Đăng Phong – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí, Nạp Tiền 188bet .
Là chuyên gia gắn bó với ngành cơ khí nước nhà, thời gian qua, nhiều sản phẩm cơ khí công nghệ cao của Việt Nam đã từng bước định hình trên thị trường, ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
Tôi cảm thấy rất là tự hào khi mà Việt Nam mình đã có thể tự chủ, tự lực, tự cường trong sản xuất một số sản phẩm công nghệ khó mà từ trước đến nay là đặc quyền của nước ngoài. Ví dụ như Vinfast vừa rồi sản xuất thành công ô tô điện thân thiện môi trường được thị trường thế giới công nhận. Hay Công ty CP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) đã thiết kế, chế tạo thành công giàn khoan tự nâng Tam đảo 3 và Tam Đảo 5 bằng nội lực của mình.
TS Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện nghiên cứu Cơ khí - Nạp Tiền 188bet
Ngoài ra, một số doanh nghiệp cơ khí trong nước khác đã tự chủ sản xuất một số thiết bị cơ khí trọng điểm như: Viện Nghiên cứu Cơ khi (Narime), Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đã sản xuất thiết bị cho nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng…
Đây là minh chứng khẳng định cho chính sách hỗ trợ phát triển đúng đắn của Nhà nước trong hỗ trợ phát triển như: Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 về Phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016-2025, Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 về phê duyệt cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2012-2025; Cơ chế 797- 400 của Chính phủ đối với các dự án thủy điện khởi công năm 2003-2004 (gồm 2 quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định 797/CP-CN, ngày 17/6/ 2003, về việc các dự án điện khởi công năm 2003-2004 và Quyết định số 400/CP-CN, ngày 26/3/2004, về việc thực hiện cơ chế đối với các dự án thủy điện).
Có thể nói, 2 quyết định này là bước đột phá mới về cơ chế quản lý trong việc triển khai xây dựng các nhà máy thủy điện. Những cơ chế quản lý rất linh hoạt được xuất phát từ nhu cầu thực tế về đảm bảo tiến độ, chất lượng, nâng cao ý thức, trách nhiệm cá nhân và của các bộ, các cấp, các ngành và các địa phương đối với các dự án xây đựng nhà máy thủy điện.
Đường ống dẫn áp dự án thủy điện A Lưới do Viện nghiên cứu cơ khí thiết kế, chế tạo
Thông qua các cơ chế, chính sách trên các công ty trong nước ngày càng lớn dần theo năm tháng và đã đủ khả năng để đảm nhận các công việc phức tạp mà từ trước đến nay thường là của các đơn vị nước ngoài.
Như vậy, ngành công nghiệp, chế tạo Việt Nam đã có đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, điều này nói lên điều gì thưa ông?
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp Việt Nam đã phát triển vượt bậc, các doanh nghiệp đã có định hướng riêng theo các quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành kinh tế trong nước. Song song với đó là sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt công nghệ, trong đó có việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ một số công nghệ nền tảng. Qua đó, ngành công nghiệp Việt Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn có vai trò dẫn dắt.
Đơn cử như trong lĩnh vực thủy điện, việc Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 797 về các công trình khởi công năm 2003-2004, trong đó có một chính sách rất quan trọng đó là phát huy nội lực của các chủ đầu tư trong nước trong việc xây dựng các công trình thủy điện. Văn bản đã nhấn mạnh chuyển giao công nghệ cho các thiết bị cơ khí thủy công mà dự án đầu tiên là Thủy điện A Vương, Nhà nước đã hỗ trợ 152 nghìn USD trong việc mua và tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ.
Đến nay, các doanh nghiệp cơ khí đã thành công trong việc tự lực, tự cường về thiết kế chế tạo toàn bộ phần cơ khí thủy công trong nước, điển hình phải kể đến như: Dự án Thủy điện Sơn La 2.400 MW, Dự án Thủy điện Lai Châu 1.200 MW… từ việc tự lực, tự cường đó đến nay chúng ta đã thực hiện hơn 29 công trình thủy điện vừa và lớn với doanh thu riêng của phần cơ khí thủy công là hơn 8.000 tỷ đồng. Đặc biệt, giá thành chúng ta tự thiết kế, chế tạo trong nước giảm so với nhập khẩu tại thời điểm chúng ta chưa làm được là ít nhất 30%.
Như thế, đồng nghĩa chúng ta giảm được nhập siêu rất nhiều và hơn cả là chúng ta đã tăng tính tự chủ của các doanh nghiệp trong nước trong việc sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế các chương trình, thiết bị đang vận hành.
Tương tự như vậy với Quyết định 1791 về cơ chế thí điểm thiết kế, chế tạo các thiết bị nhà máy nhiệt điện, đến nay đã có 11 hạng mục mà Thủ tướng giao cho các doanh nghiệp cơ khí tự chủ. Trong đó, đối với cơ khí chế tạo chúng ta đã có 7 hạng mục tự chủ như: hệ thống cung cấp than, hệ thống thải tro và xỉ, hệ thống lọc bụi tĩnh điện, hệ thống nước làm mát tuần hoàn, hệ thống thải khói, trạm phân phối và máy biến áp chính, hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Hệ thống thải xỉ của Nhiệt điện Sông Hậu 1
Từ tự chủ này, mỗi một công trình nhiệt điện có công suất khoảng 1.200 MW với 7 hạng mục này nó chiếm khoảng 250 triệu USD, như vậy đồng nghĩa Việt Nam đã giảm nhập siêu bằng nguồn ngoại tệ cho một dự án là 250 triệu USD. Không những thế từ sự tự chủ này trước kia chúng ta chỉ làm những chi tiết giá thành thấp, làm xong chỉ đủ chi phí lương, đến nay các doanh nghiệp đã có thể tự chủ cả thiết kế, chế tạo, lắp ráp, thi công với những chi tiết phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao nên đã tạo ra giá trị thặng dư mới cao. Nhờ đó các doanh nghiệp có chi phí để tái đầu tư vào xưởng sản xuất của mình, để nâng cao sức cạnh tranh, dám cạnh tranh trực tiếp thông qua đấu thầu với các nhà thầu đến từ Trung Quốc hay các nước G7.
Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, vừa qua các doanh nghiệp trong nước cũng tự chủ được trong thiết kế, chế tạo hệ thống phao và neo cho dự án điện mặt trời nổi - Dự án Nhà máy điện mặt trời Đa Mi có công suất 47,5 MW. Một dự án như vậy phao nổi và neo chiếm khoảng 40-50 % giá trị đầu tư của dự án, chúng ta tự chủ được phần đó nghĩa là chúng ta đã tạo thêm được nhiều công ăn việc làm trong nước giảm giá thành, giảm nhập siêu, kéo theo nhiều cơ chế chính sách có thể đề xuất để giữ công việc lại cho người lao động trong nước thực hiện.
Đối với phương tiện vận tải hay cơ khí nông nghiệp, việc Vinfast cho ra dòng sản phẩm xe ô tô điện V8, V9. Tôi rất tự hào người Việt Nam đã làm ra những sản phẩm công nghệ cao có chất lượng tương đương thế giới với các nước có nền công nghiệp cơ khí, chế tạo máy phát triển như: Đức, Mỹ, Nhật.. được thị trường thế giới đón nhận. Vinfast cũng có chính sách rất tốt đó là ưu tiên các nhà thầu trong nước để thực hiện chuỗi cung cấp thiết bị cho họ, như Narime mỗi năm Vinfast đặt chúng tôi sản xuất đồ gá cho dây chuyền lắp ráp xe ô tô, phần việc này đã mang lại doanh thu trung bình hàng năm 300-400 tỷ cho Narime.
Từ thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trong nước cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước về chuyển giao công nghệ đặc biệt là các công nghệ nền tảng, các doanh nghiệp đã dần lớn mạnh và dám đứng lên đảm nhiệm công việc khó mà trước kia là đặc quyền của doanh nghiệp nước ngoài. Qua đó, qua đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể lớn mạnh có thể đầu tư thêm để vươn tầm ra thế giới trong thời gian tới. Khẳng định hướng đi đúng đắn của Đảng và Chính phủ đến năm 2050 trở thành nước công nghiệp phát triển, như vậy chúng ta phải có sản phẩm của riêng mình, công nghiệp của riêng mình.
Vậy đối với Narime, không chỉ là một cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu về cơ khí trong nước mà còn là đơn vị chuyển giao công nghệ cho nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp,vậy ông có thể chia sẻ thêm về các hoạt động này của Narime?
Đối với Narime, chúng tôi định hướng phát triển dựa trên các kế hoạch, chiến lược phát triển của ngành kinh tế của đất nước, đồng thời lựa chọn các đề tài khoa học, công nghệ có sự hỗ trợ của Nhà nước để tạo ra các sản phẩm truyền thống của Narime.
Ví dụ như lĩnh vực thủy điện, Viện được Nạp Tiền 188bet giao nhiệm vụ chủ trì phần thiết kế và tiếp nhận chuyển giao công nghệ cho dự án thủy điện đầu tiên là thủy điện A Vương và sau này là hơn 29 công trình, dự án thủy điện vừa và lớn khác.
Song song với đó, Viện đã phối hợp với các đơn vị trong nước như: COMA, MIE, LILAMA để thực hiện các dịch vụ chế tạo. Đây là sự phối hợp rất hoàn chỉnh giữa nhà nghiên cứu, nhà chế tạo, đơn vị thực hiện dịch vụ kỹ thuật để làm một sản phẩm hoàn chỉnh. Đơn cử như chúng tôi đã phối hợp với LILAMA để thiết kế, chế tạo các hệ thống cung cấp than, hệ thống thải tro xỉ, hệ thống nước làm mát tuần hoàn cho Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 và vào tháng 7/2022 vừa rồi Thủ tướng Chính phủ đã vào khánh thành và vận hành thương mại, Thủ tướng đã đánh giá rất cao việc nội địa hóa của nhà máy.
Hệ thống phao và neo cho dự án điện mặt trời nổi- Nhà máy Điện mặt trời Đa Mi
Ngoài ra, Narime cũng phối hợp với LILAMA chủ trì dự án khoa học công nghệ, thiết kế chế tạo nhà máy xi măng 700 nghìn tấn /năm và chế tạo một số thiết bị quan trọng. Dự án đã hoàn thành đến nay đưa vào vận hành rất tốt. Nhờ đó, chúng tôi cùng LILAMA và một số đơn vị trong nước tiếp tục triển khai cung cấp cho một số nhà máy xi măng khác trong nước như: Nhà máy Xi măng Nghi Sơn ( đơn vị liên doanh giữa TCT Xi măng Việt Nam với đối tác Nhật Bản) chúng tôi đã thắng thầu cùng với nhà thầu Trung Quốc; Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn đối với hạng mục Kho…hoặc dự án Tam Đảo 3 chúng tôi đã phối hợp với PVSHIPYARD tham gia thiết kế chi tiết theo hướng dẫn của Nhà thầu nước ngoài - đây là chi tiết rất phức tạp đòi hỏi phải đăng kiểm quốc tế mới được ra biển vận hành… những ví dụ để để minh chứng những đóng góp của Narime cho sự phát triển khoa học công nghệ của ngành công nghiệp Việt Nam.
Vậy theo ông điều gì là quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam để có thể tự lực, tự cường?
Tôi cho rằng quan trọng nhất là mình phải đủ lực lượng để sẵn sàng tham gia tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Tôi lấy ví dụ, khi chúng ta mua thiết bị một dự án, chúng ta có thể bỏ tiền ra mua thiết kế cơ sở, mua thiết kế chi tiết là rất dễ nhưng mà chúng ta làm sao “tiêu hóa” được những thiết kế đó, để dự án tiếp theo chúng ta không phải mua nữa và chúng ta phải tự làm được đấy là vấn đề quan trọng. Muốn như vậy các doanh nghiệp phải chuẩn bị lực lượng để thực hiện việc đó.
Narime chúng tôi có hơn 300 người, trên 40% có khả năng giao tiếp tiếng Anh, được đào tạo ở các trường chuyên ngành khoa học, kỹ thuật. Ở công việc nào Narime cử cán bộ đó, để cán bộ có chuyên môn cụ thể về ngành đó đi theo chuyên gia nước ngoài. Vì khi chúng ta tiếp nhận công nghệ một phần chúng ta phải mua bên kia, một phần họ sang bên này để chuyên giao công nghệ, khi họ sang đây chúng ta thực hiện thiết kế chi tiết, thì chúng ta phải có lực lượng để có khả năng đàm phán và tiếp nhận thông tin để triển khai.
Cho nên nguồn nhân lực theo tôi đánh giá là có yếu tố then chốt và quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể tự chủ, tự lực, tự cường.