Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim đề xuất đẩy mạnh hợp tác với đối tác Ukraina trong lĩnh vực titan
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) được Thủ tướng Chính phủ thành lập năm 1967, là đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập trực thuộc Nạp Tiền 188bet
. Với đội ngũ gần 250 người, mỗi năm Viện đã thực hiện và hoàn thành xuất sắc hàng chục nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai, dịch vụ KHCN trong lĩnh vực mỏ, luyện kim, hóa chất và môi trường.
Ngoài nghiên cứu, chuyển giao KHCN, VIMLUKI còn chủ động ứng dụng thử nghiệm sản xuất các sản phẩm kim loại, hợp kim cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước các sản phẩm có thương hiệu mạnh như thiếc kim loại, hợp kim thiếc hàn, hợp kim đồng, hợp kim thép có tính năng đặc biệt, các thiết bị phục vụ khai thác mỏ, tuyển quặng, luyện kim,… VIMLUKI đã không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế với các nước có trình độ KHCN cao trên thế giới, tích cực phối hợp với các đơn vị trong ngành công nghiệp mỏ thực hiện các nhiệm vụ, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành Công Thương và đất nước.
VIMLUKI là đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập trực thuộc Nạp Tiền 188bet
với 250 cán bộ, công nhân viên.
VIMLUKI là đơn vị đã có kinh nghiệm hoạt động lâu năm và có quá trình nghiên cứu, dịch vụ chuyển giao KHCN trong lĩnh vực khai thác - chế biến quặng titan, là đơn vị tư vấn chính sách được Nạp Tiền 188bet
giao chủ trì Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến quặng và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030. VIMLUKI là thành viên sáng lập ra Hiệp hội Titan Việt Nam (với hơn 30 Hội viên là các đơn vị khai thác titan ở Việt Nam), Lãnh đạo Viện là Phó Chủ tịch thường trực và Tổng thư ký Hiệp hội, nên có quan hệ hợp tác rất tốt với các đơn vị trong Hiệp hội và trong ngành công nghiệp titan.
Về nghiên cứu khoa học, VIMLUKI đã thực hiện hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học và dự án các cấp từ nguồn ngân sách nhà nước cho đến nguồn vốn của các tổ chức khai thác - chế biến titan có liên quan đến titan, như “Nghiên cứu công nghệ tuyển hợp lý và sản xuất rutin nhân tạo từ quặng titan sa khoáng và gốc vùng Núi Chúa Thái Nguyên”; “Nghiên cứu công nghệ khai thác và tuyển hợp lý nhằm phát triển bền vững tài nguyên sa khoáng titan-zircon trong tầng cát đỏ khu vực Bình Thuận, Việt Nam”; “Dự án lập quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng Titan giai đoạn 2005-2010 có xét tới năm 2020”; “Dự án lập quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng Titan giai đoạn đến 2020 có xét tới năm 2030”; “Nghiên cứu xây dựng các qui trình phân tích xác định các nguyên tố titan, sắt(II), oxyt Zircon, Silic, Crom và tổng ôxyt đất hiếm bao gồm cả Thori trong quặng sa khoáng titan ven biển; Nghiên cứu xây dựng qui trình phân tích các nguyên tố quí hiếm Nb, Ta, V trong quặng titan gốc bằng phương pháp quang phổ” v.v…
Về tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất: VIMLUKI đã thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn với rất nhiều đối tác trên phạm vi toàn quốc, chủ yếu là các hợp đồng lập dự án, thiết kế, chuyển giao công nghệ và báo cáo đánh giá tác động môi trường. Có thể kể đến các dự án Nhà máy tuyển tinh quặng titan Cẩm Xuyên (1997), Nhà máy nghiền zircon siêu mịn (2001), Nhà máy luyện xỉ titan của Công ty KS Thừa Thiên - Huế (2009); Công ty KS Bình Định (2010), Công ty khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (2009), Công ty KSA (2014), mỏ Núi Chúa (Thái Nguyên) cho Công ty Khoáng sản An Khánh (năm 2013), mỏ Hồng Thắng 1 (2019), mỏ Hồng Thắng 2 (2020) và mỏ Tân Quang Cường (2019) cho Tập đoàn Rạng Đông, Nhà máy pigment TiO2 cho Công ty Khoáng sản Sông Bình (2020 - 2021) v.v…
Về sản xuất thiết bị cho ngành titan: VIMLUKI là đơn vị Việt Nam đầu tiên sản xuất một số thiết bị cho ngành tuyển quặng titan, bắt đầu từ những năm 1995 và cho đến nay vẫn đang tiếp tục cung cấp cho một số đơn vị trong ngành. Các mặt hàng thiết bị chính VIMUKI sản xuất được gồm: Vít tuyển, máy tuyển từ, máy tuyển điện và bàn đãi. Tuy nhiên, các thiết bị chế biến sâu, do nhiều nguyên nhân, Viện vẫn chưa thể sản xuất được.
Những khó khăn khi nghiên cứu công nghệ chế biến sâu ngành titan
Tuy đã được Nhà nước hỗ trợ một số trang thiết bị và VIMLUKI đã có nhiều giải pháp nỗ lực tự khắc phục khó khăn, tuy nhiên nghiên cứu công nghệ trong lĩnh vực khoáng sản titan vẫn gặp nhiều trở ngại, mà chủ yếu là thiếu trang thiết bị chuyên dụng, thiếu chuyên gia chuyên sâu titan và bí quyết công nghệ. Trên thế giới, công nghệ chế biến sâu các sản phẩm từ nguồn quặng titan phần lớn là các bí quyết và bản quyền công nghệ, rât ít được các Tập đoàn công nghiệp từ các nước châu Âu/G7 chuyển giao hoặc chỉ chuyển giao với chi phí cao. Ví dụ: công nghệ sản xuất pigment bằng phương pháp clorua từ ilmenit của Dupont; công nghệ sản xuất titan kim loại của Avisma; ... các tổ chức nắm giữ bản quyền đều chỉ hợp tác đầu tư mà không chuyển giao công nghệ.
Ngành công nghiệp chế biến titan Việt Nam gặp nhiều khó khăn do không có công nghệ, không làm chủ được công nghệ và thiết bị chế biến sâu. (Ảnh minh họa)
Hàng chục năm qua, công tác nghiên cứu về titan của VIMLUKI mới chỉ tập trung giải quyết tốt các nghiên cứu về công nghệ khai thác, tuyển quặng titan và một vài nội dung nhỏ trong sản xuất xỉ titan. Các nghiên cứu công nghệ chế biến sâu, để tạo được giá trị gia tăng cho nguồn tài nguyên (như công nghệ pigment, titan kim loại, ....) đều rất hạn chế. Với tiềm năng tài nguyên titan rất lớn và có những đặc thù khác biệt (hàm lượng nghèo, chất lượng không cao, nhiều mangan,...), VIMLUKI cũng đã đề ra mục tiêu nghiên cứu xây dựng một Đề án tổng thể (gồm chuỗi nhiều đề tài liên quan) để giải quyết vấn đề khó khăn trong làm chủ công nghệ sản xuất các sản phẩm chất lượng cao từ nguồn quặng titan Việt Nam, tạo tiền đề làm chủ công nghệ để tạo được sản phẩm có giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu các ngành công nghiệp khác liên quan (sơn, giấy, cơ khí,....), nhưng đều gặp trở ngại về thiết bị nghiên cứu chuyên dụng và chuyên gia chuyên môn sâu.
Không có công nghệ, không làm chủ được công nghệ và thiết bị chế biến sâu, nên ngành công nghiệp chế biến titan Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, các quy hoạch định hướng mục tiêu sản xuất về các sản phẩm chế biến sâu đều rất khó triển khai, dù tiềm năng tài nguyên lớn và ngành chế biến titan đã hoạt động gần 30 năm. Thiếu kinh nghiệm và không làm chủ được công nghệ - thiết bị, nên khi Việt Nam đầu tư các dự án chế biến sâu đều bị tăng chi phí đầu tư lên cao nên nhiều Dự án phải tạm dừng.
Kiến nghị trong hợp tác với Ucraina
Khi triển khai dịch vụ tư vấn lập Thiết kế cơ sở và báo cáo đánh giá môi trường cho dự án Nhà máy pigment TiO2 tại Bình Thuận, được phối hợp với bên Viện Titan Ucraina trong qua trình rà soát hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất pigment và thiết kế dự án, VIMLUKI nhận thấy:
- Đối tượng quặng titan Việt Nam (nhất là quặng trong vùng cát đỏ) có những đặc thù (về hàm lượng, tạp chất,...), vì vậy khi tiến hành chế biến sâu cần có các nghiên cứu công nghệ cụ thể, để có được quy trình, thiết bị, chi phí hóa chất, chi phí năng lượng và các thông số kinh tế - kỹ thuật phù hợp, thì khi áp dụng vào sản xuất mới có được giá trị gia tăng cao.
- Viện titan Ucraina có năng lực, kinh nghiệm, chuyên gia chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ - thiết bị và là đơn vị có thể chuyển giao và đào tạo một số lĩnh vực trong công nghiệp chế biến sâu titan.
- Ở Việt Nam cũng đã thêm có một số đơn vị mà VIMLUKI đang hợp tác đã quan tâm tìm hiểu, có định hướng trong việc sản xuất các sản phẩm chế biến sâu từ titan (titan xốp, titan kim loại, muối zircon, pigment bằng phương pháp clorua, ...) như Tập đoàn TKV, Công ty Đại Ngân Sơn,... nhưng đều khó tìm được đối tác từ châu Âu/G7 chuyển giao công nghệ, cũng như không có đơn vị trong nước hỗ trợ tiếp thu công nghệ khi lập dự án và hỗ trợ kỹ thuật để vận hành khi sản xuất.
VIMLUKI đề xuất xây dựng "Phòng thí nghiệm quốc gia về titan" đặt tại VIMLUKI. (Ảnh minh họa)
Trên cơ sở đó, VIMLUKI kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, định hướng, đề xuất với phía Ucraina và Viện Titan nghiên cứu cùng với VIMLUKI: Xây dựng "Phòng thí nghiệm quốc gia về titan" đặt tại VIMLUKI; với mục tiêu nghiên cứu, chế tạo thiết bị, chế tạo mẫu chuẩn, nghiên cứu chuyển giao công nghệ làm giàu, chế biến nguyên liệu chứa titan để sản xuất xỉ, titan xốp, pigment, titan kim loại, rutil nhân tạo; với đối tượng nghiên cứu không chỉ titan sa khoáng mà còn cho cả đối tượng titan gốc.
Với kinh nghiệm, năng lực, nhân lực, cơ sở hạ tầng của VIMLUKI hiện nay và mối quan hệ của VIMLUKI trong ngành khai thác - chế biến titan Việt Nam, nếu được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ, Nạp Tiền 188bet
và đối tác Ucraina thực hiện được việc xây dựng "Phòng thí nghiệm quốc gia về titan" tại VIMLUKI, thì VIMLUKI tin tưởng rằng: Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận các thiết bị chuyên dùng; có điều kiện nghiên cứu sâu, chi tiết và đầy đủ về công nghệ - thiết bị chế biến sâu ngành titan phù hợp với đặc điểm tài nguyên; đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu chuyên môn sâu; giúp các đơn vị trong ngành titan làm chủ công nghệ - thiết bị, mạnh dạn đầu tư các dự án chế biến sâu, tăng giá trị tài nguyên khoáng sản, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến titan theo đúng chủ trương khuyến khích và định hướng phát triển của Chính phủ.
TS. Đào Duy Anh
Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Mỏ-Luyện kim
Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Mỏ-Luyện kim
Nguồn: Copy link