Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam: Gắn kết hơn với hoạt động khoa học công nghệ Tập đoàn Hóa chất
Đây là nhận định của ông Trần Việt Hòa - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Nạp Tiền 188bet tại buổi làm việc trực tiếp với Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam mới đây.
Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ, Cục Hóa chất (Nạp Tiền 188bet , Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ), đại diện Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam.
Nỗ lực đổi mới tư duy phát triển
Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam là đơn vị thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, với 15 đơn vị trực thuộc gồm 260 cán bộ công nhân viên, trong đó có 1 giáo sư, 2 phó giáo sư, 23 tiến sĩ, 55 thạc sĩ.
Trong 5 năm 2015 - 2019, tổng kinh phí hoạt động khoa học công nghệ mà Viện đã thực hiện trên 151 tỷ đồng, chủ yếu từ các đề tài, dự án cấp quốc gia thuộc các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước về lĩnh vực hóa dược, môi trường, khai khoáng, vật liệu mới; thuộc đề tài, dự án độc lập cấp nhà nước, cơ bản ứng dụng, tiềm năng,… thông qua hình thức tuyển chọn, đấu thầu.
Từ kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án của Viện đã công bố được 115 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 86 bài trong nước và 19 bài quốc tế; đã công bố 5 bằng độc quyền sáng chế và 20 bằng độc quyền giải pháp hữu ích; 11 lượt công nhân viên chức lao động được tặng bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia công nghệ lọc, hóa dầu do Viện quản lý đã và đang được khai thác có hiệu quả.
Bên cạnh đó, Viện Hóa học và Công nghiệp Việt Nam cho biết vẫn đang tiếp tục duy trì công tác hợp tác quốc tế theo hướng chủ động và cởi mở với tinh thần hội nhập để phát triển.
Công tác đào tạo đáp ứng yêu cầu và điều kiện thực tế. Ngoài các cán bộ được cử đi đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, 5 năm qua Viện tiếp tục tuyển 15 nghiên cứu sinh, công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho 15 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện.
5 năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh - dịch vụ của Viện duy trì tốc độ phát triển ổn định với mức tăng trưởng bình quân khoảng 23%/năm. Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh - dịch vụ của Viện đạt trên 979 tỷ đồng.
Trong đó, cứ 1 triệu đồng kinh phí khoa học công nghệ, Viện đã thu thêm được khoảng 6,5 triệu đồng từ hoạt động triển khai, tạo thêm quỹ tiền lương mỗi năm trên 20 tỷ đồng, không chỉ góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tạo nguồn vốn tái đầu tư phát triển, tăng thu nộp cho Ngân sách, mà còn góp phần khẳng định sự thành công của Viện theo mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống ngành hóa chất, Viện đã phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó hiện đang tập trung nguồn lực để phát triển sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ 4 bộ sản phẩm mới bao gồm:
Bộ sản phẩm liên quan đến thuốc tuyển và hóa chất tuyển quặng apatit;
Bộ sản phẩm keo UF, MUF chất lượng cao phục vụ chế biến gỗ công nghiệp cho thị trường EU;
Bộ sản phẩm gồm nano silica và các chất giặt, tẩy rửa, chăm sóc cá nhân theo công nghệ nano;
Bộ sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên cơ sở chế biến sâu curcumin theo công nghệ lên men.
Gắn kết hơn nữa với sự nghiệp ngành hóa chất
Theo Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Hòa, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam là viện nghiên cứu có bề dày lịch sử lâu năm, lại thuộc một Tập đoàn quy mô tương đối lớn trong nước.
Thời gian qua, Viện đã cho thấy tư duy đổi mới rõ nét trong xây dựng chiến lược ở cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, bên cạnh những thành tựu nổi bật, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam tvẫn còn một số hạn chế. Trong đó, tiến độ thực hiện của một số đề tài/dự án còn chậm hoặc rất chậm, thậm chí nhiều đề tài/dự án chưa bám sát nhu cầu thực tiễn nên khả năng ứng dụng hoặc phát triển nghiên cứu tiếp không cao. Cá biệt, có những dự án rất khó khăn trong công tác triển khai, thu hồi vốn đầu tư làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của Viện.
“Đứng trước bối cảnh mới, hoạt động của Viện đầu ngành công nghiệp hóa chất cần gắn với hoạt động của Tập đoàn cũng như sự phát triển của ngành hơn nữa, cùng với đó góp phần vào công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ. Do đó, cần có cách tiếp cận tổng thể hơn nhưng đi cùng với những đề xuất cụ thể về hoạt động khoa học công nghệ, tránh lãng phí nguồn lực, thời gian”, ông Trần Việt Hòa khẳng định.
Để làm được điều này, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ đề nghị Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam tập trung 3 vấn đề trong thời gian tới.
Một là, gắn kết chặt chẽ với hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hơn nữa trong định hướng phát triển, đề xuất và triển khai những chương trình cụ thể phục vụ trực tiếp cho khoa học công nghệ ngành hóa chất. Tập đoàn cũng cần có những hỗ trợ, đưa ra các “đề bài” cho Viện nếu cần thiết.
Hai là, đẩy mạnh hơn công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoa học công nghệ thông qua phát huy vai trò của viện nghiên cứu với nguồn nhân lực có kinh nghiệm và bề dày lịch sử phát triển, từ đó đóng góp vào công tác quản lý, quá trình xây dựng, hoàn thiện chiến lược khoa học công nghệ của ngành Công Thương nói riêng và các Bộ, ngành nói chung.
Ba là, nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển hoạt động khoa học công nghệ của đơn vị và huy động tất cả nguồn lực tham gia thực hiện chiến lược có hiệu quả. Trong đó, chiến lược được xây dựng dựa trên tiếp cận tổng thể nhưng cần xác định cụ thể, chi tiết nguồn vốn, chương trình, đề tài khoa học công nghệ cho mỗi hoạt động.
Vụ Khoa học và Công nghệ sẽ hỗ trợ Viện tích cực trong đăng ký, tham gia vào các chương trình một cách công khai, minh bạch, cũng như trong nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển thời gian tới.
Đồng tình với quan điểm của ông Trần Việt Hòa, ông Nguyễn Đình Hậu - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ nói thêm, cách đi của Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam cũng như các Viện nghiên cứu giờ đây phải khác xưa, cần xuất phát từ hoạt động của doanh nghiệp, từ nhu cầu thực tế của thị trường.
Cùng với đó, Viện cũng cần nghiên cứu triển khai nhiều loại hình hoạt động mới, mở rộng hợp tác quốc tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay.
Giai đoạn 2020 - 2025, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh và phát huy hơn nữa hoạt động khoa học công nghệ, triển khai sản xuất một số sản phẩm chủ lực mới từ kết quả nghiên cứu khoa học, đảm bảo mỗi năm có thêm 1-2 sản phẩm chất lượng cao được sản xuất và thương mại hóa; phấn đấu giữ vững doanh số khoa học công nghệ bình quân 20 tỷ đồng/năm, tăng trưởng doanh thu sản xuất kinh doanh - dịch vụ bình quân 10-20%/năm (tối thiểu 50%/5 năm), thu nhập bình quân của người lao động năm sau cao hơn năm trước và cao hơn mức bình quân toàn Tập đoàn.