Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính hoạt động xây dựng TCVN, QCVN trong hình hình mới
Theo quy định tại Nghị định số 78/2018/NĐ-CP thì hiện có một số nội dung chi chưa được quy định tại Thông tư liên tịch 145 như: chi thực hiện hoạt động nghiên cứu đánh giá thực trạng, nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, xây dựng cáo phân tích kết quả khảo sát, khảo nghiệm, thử nghiệm; chi mua mẫu, thử nghiệm liên quan đến các chỉ tiêu kỹ thuật của dự thảo TCVN, QCVN…
Những thay đổi chính về cơ chế quản lý tài chính mới
Với sự phối hợp của Bộ KH&CN, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 27/2020/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng TCVN và QCVN. Cơ chế quản lý tài chính mới này đã được xây dựng phù hợp với các cơ chế, chính sách hiện hành trong lĩnh vực quản lý Ngân sách nhà nước và tiêu chuẩn hoá, đồng thời phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Một số thay đổi chính về cơ chế quản lý tài chính mới như sau:
Một là, chính sách huy động nguồn kinh phí dành cho hoạt động xây dựng TCVN, QCVN: đã bao quát được đầy đủ các nguồn kinh phí phát sinh trong thực tiễn, trong đó có giao quyền chủ động cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngoài ngân sách nhà nước phục vụ cho hoạt động xây dựng TCVN, QCVN.
Hai là, đối với nội dung chi hoạt động xây dựng TCVN, QCVN: đã cập nhật đầy đủ các nội dung mới phát sinh đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như phù hợp với quy định mới về hoạt động xây dựng TCVN, QCVN hiện nay, cụ thể như: đã bổ sung nội dung chi thực hiện hoạt động nghiên cứu, đánh giá thực trạng phục vụ cho công tác xây dựng TCVN, QCVN; bổ sung được các nội dung chi liên quan đến hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, Ban biên soạn quy chuẩn kỹ thuật; quy định cụ thể những nội dung chi như chi xin ý kiến đối với dự thảo TCVN, QCVN;…
Ba là, về định mức chi hoạt động xây dựng TCVN, QCVN: cơ bản các định mức chi đã được điều chỉnh tăng từ 65% đến 100% so với định mức chi cũ nhằm bù đắp chi phi thực tế phát sinh, qua đó thu hút được sự tham gia ngày càng đông đảo của các cơ quan, , chuyên gia, nhà vào hoạt động xây dựng TCVN, QCVN. Bên cạnh đó, với việc quy định mức chi dành cho hoạt động nghiên cứu, đánh giá thực trạng, nghiên cứu tài liệu kỹ thuật phục vụ hoạt động xây dựng TCVN, QCVN được xác định theo mức tiền công thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học giúp các Bộ, ngành, địa phương chủ động trong công tác lập và thẩm định dự toán kinh phí xây dựng TCVN, QCVN phù hợp với đặc thù ngành, địa phương mình theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 198/QĐ-TTg phê duyệt đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, trong đó có yêu cầu Bộ KH&CN, Bộ Tài chính rà soát, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến kinh phí biên soạn tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bao gồm Thông tư số 145 theo hướng: Kinh phí xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do bộ chuyên ngành quyết định tuỳ vào mức độ phức tạp của dự án xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Bốn là, đối với quy định về lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí xây dựng TCVN, QCVN: đã được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Như vậy, với sự thay đổi chính sách mới sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động xây dựng TCVN, QCVN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, qua đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng của các TCVN, QCVN theo hướng tăng tỷ lệ hài hoà quốc tế, đồng thời phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội của nước ta trong tình hình mới.