Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Viện Công nghiệp Thực phẩm thúc đẩy gắn kết hoạt động khoa học với thực tiễn sản xuất

Trong năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động đến tiến độ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN), cũng như các hoạt động dịch vụ KH&CN của Viện Công nghiệp Thực phẩm. Nhiều nhiều doanh nghiệp cắt giảm nguồn chi cho nghiên cứu ứng dụng và thay đổi công nghệ mới… Mặc dù vậy, Viện đã tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động KH&CN một cách có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo đẩy đủ các nội dung và tiến độ theo kế hoạch đề ra.
Hoạt động quản lý các nhiệm vụ KH&CN
 
Các hoạt động quản lý nhiệm vụ KH&CN đều được Viện triển khai đồng bộ. Công tác kiểm tra, theo dõi nắm bắt tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thường xuyên, kịp thời nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các chủ nhiệm đề tài/dự án cũng như khi triển khai thực hiện đề tài/dự án; công tác đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở (cấp Viện) các đề tài/dự án, chuyển giao kết quả theo đúng tiến độ.
 
Công tác tham mưu các nhiệm vụ trọng tâm lĩnh vực KH&CN cũng được triển khai kịp thời và hiệu quả. Theo báo cáo tổng kết của Viện Công nghiệp Thực phẩm, Viện đã hoàn thành tốt 9/9 nhiệm vụ (đạt 100% kế hoạch năm), trong đó có 5 nhiệm vụ R&D chuyển tiếp 2019; 2 nhiệm vụ quỹ gen và 2 nhiệm vụ thường xuyên. Kết quả nghiệm thu cho thấy các chủ nhiệm nhiệm vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ và nghiêm túc các nội dung theo hợp đồng và thuyết minh đã được phê duyệt.
 
Không chỉ vậy, một số đề tài đã xác định được công nghệ phù hợp với điều kiện từ các vùng, địa phương; phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và được doanh nghiệp đánh giá cao,  như: sản phẩm chế biến từ tam giác mạch Hà Giang; trái vả Thừa Thiên Huế; hạt sen và đậu đen miền Tây Nam Bộ…
 
Sản phẩm trà vả hòa tan
 
Một số đề tài, dự án sau khi nghiệm thu đã có thể chuyển giao công nghệ hoặc tổ chức sản xuất tại Viện. Đã có 4/5 đề tài R&D được các doanh nghiệp vừa và nhỏ phối hợp để sản xuất thử nghiệm sản phẩm, lấy ý kiến thăm dò thị trường và thị hiếu khách hàng. Kết quả này đã cho thấy công tác chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Viện, lãnh đạo các đơn vị trong việc nghiêm túc thực hiện các đề tài/dự án.
 
Bên cạnh đó công tác đào tạo cán bộ và đầu tư cơ sở vật chất của Viện trong năm qua đã có kết quả tích cực. Từ các kết quả nghiên cứu KH&CN, Viện đã công bố được 18 bài báo, trong đó có 03 bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín.
 
Hoạt động dịch vụ KH&CN, tư vấn và chuyển giao công nghệ
 
Hoạt động dịch vụ KH&CN của Viện đã từng bước thúc đẩy việc gắn kết hoạt động khoa học với thực tiễn sản xuất thông qua việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn; duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tác quốc tế. Sản xuất thực nghiệm bước đầu có kết quả, đã đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng cao. Công tác tư vấn, chuyển giao công nghệ và kinh doanh sản phẩm được đẩy mạnh.
 
Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2020, nhưng các đơn vị trong Viện đã cố gắng thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất các sản phẩm có trình độ công nghệ cao. Tiêu biểu như: Trung tâm Dầu Hương liệu và Phụ gia thực phẩm đã sản xuất dầu tỏi cho Công ty Cổ phần Sao Thái Dương với tổng giá trị hơn 3,5 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần so với năm 2019) để sản xuất sản phẩm Covir, hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19. Trung tâm Phân tích và Giám định thực phẩm vẫn có tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ năm 2020 ước tính 4,6 tỷ đồng (tăng 11,5% so với năm 2019)…Hoạt động chuyển giao công nghệ của Viện có nhiều tiến bộ, đã ký được nhiều hợp đồng dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khác. Tổng giá trị các hợp đồng dịch vụ khoảng 12,1 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước ước khoảng 1,07 tỷ đồng.
 
Công tác tư vấn dịch vụ KH&CN đã phát huy hiệu quả, nhiều đơn vị thực hiện các dịch vụ tư vấn cho nhà nước, các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp từ đó khẳng định vị trí, vai trò của Viện trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thông qua hoạt động dịch vụ KH&CN, năng lực của cán bộ được nâng lên, tạo thêm nguồn doanh thu cho Viện.
 
Tổ chức sản xuất và phát triển sản phẩm
 
Một số đơn vị thuộc khối nghiên cứu đã có sản phẩm đưa ra thị trường từ những năm trước vẫn tiếp tục duy trì, ổn định chất lượng sản phẩm. Một số đơn vị khác chưa có sản phẩm năm nay cũng đã cố gắng đưa ra thị trường các sản phẩm mới là kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án. Đây là một điểm mới rất đáng ghi nhận trong hoạt động nghiên cứu KH&CN và tổ chức sản xuất của Viện. Các cán bộ KH&CN đã tích cực không chỉ trong việc thực hiện các đề tài, dự án mà còn trong sản xuất các sản phẩm mới từ kết quả nghiên cứu của mình và đã khẳng định vị trí, vai trò của KH&CN trong đời sống.
 
Hợp tác, chuyển giao công nghệ
 
Công tác hợp tác quốc tế và thông tin KH&CN
 
Trong năm 2020, Viện tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác từ Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý. Cùng với các đối tác Thụy Điển đã xây dựng được 01 dự án nghiên cứu và được Ủy ban Khoa học Thụy Điển phê duyệt thực hiện từ 2021. Một số đề xuất hợp tác với ĐHTH Parma (Italia), Công ty Procelys (Pháp) đang được xem xét. Viện cũng xúc tiến hợp tác với Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) để phát triển mảng công nghệ chế biến gạo.
 
Hợp tác quốc tế với Tập đoàn CJ Hàn Quốc
 
Cũng trong năm 2020, Viện đã xây dựng mới thành công giao diện website firi.vn để thuận tiện hơn cho bạn đọc; phát triển thêm chuyên mục mới: Trung tâm kết nối và Thông tin khoa học công nghệ. Trung tâm kết nối nhằm kết nối ba nhà: nhà quản lý, nhà khoa học và nhà sản xuất nhằm đưa các kết quả nghiên cứu đến gần hơn với thực tiễn. Cùng với đó, các chuyên mục liên tục được cập nhật với những thông tin và hình ảnh mới nhất về Viện Công nghiệp Thực phẩm.
 
Với những thành quả đã đạt được, năm 2021 Viện đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể, xây dựng kế hoạch nhiệm vụ KH&CN năm 2021 và giai đoạn 2022-2025 theo nhu cầu của công nghiệp chế biến các nông sản chủ lực của Việt Nam và định hướng chung của ngành Công Thương, có sự hợp tác rộng rãi giữa các đơn vị trong Viện, giữa Viện với doanh nghiệp, Viện với các cơ sở nghiên cứu khác nhằm mục tiêu đảm bảo giải quyết vấn đề và tạo sản phẩm khoa học công nghệ có tính cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, xây dựng các nhiệm vụ hỗ trợ công tác quản lý của Bộ và hỗ trợ, củng cố Phân Viện trong việc triển khai nghiên cứu KH&CN và các hoạt động dịch vụ KH&CN, phấn đấu đưa Phân Viện trở thành đầu mối chuyển giao công nghệ ở phía Nam.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website