Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển công nghiệp quốc gia: Vai trò của các Viện nghiên cứu

Phát triển khoa học công nghệ (KHCN) nói chung và đặc biệt là KHCN trong ngành cơ khí có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo sự tự chủ của các quốc gia trên thế giới, và nó đặc biệt quan trong với các quốc gia đang phát triển, muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, muốn đảm bảo được độc lập trong phát triển kinh tế cũng như độc lập chủ quyền. 

Các Viện nghiên cứu, một trong những tổ chức có nhiệm vụ đóng góp chính cho sự nghiệp phát triển khoa học ở mọi quốc gia trên thế giới đã và đang hoạt động thế nào? Các viện nghiên cứu ở Việt Nam đã hoạt động thế nào, có thể hiện được vai trò của mình trong sự nghiệp này không? Bài viết sẽ điểm qua các mô hình Viện nghiên cứu tại một số nước, đặc biệt tại các nước có bối cảnh tương tự như Việt Nam nơi mà các Viện hoàn thành xuất xắc vai trò của mình, bài báo cũng điểm lại hoạt động của Viện nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam từ đó đề xuất mô hình tổ chức, hoạt đông và một số cơ chế, chính sách để các Viện thực sự là điểm tựa cho phát triển nền kinh tế Quốc gia.

Nói về các viện tại Liên xô cũ hay Trung quốc, ngoài viện hàn lâm khoa học trực thuộc chính phủ, mỗi bộ ngành lại có những viện trực thuộc bộ, ngành. Các viện hoạt động theo đơn hàng của chính phủ hoặc của bộ ngành, đây là những đơn vị nghiên cứu làm chủ hầu hết các công nghệ của đất nước từ khai khoáng, luyện kim, thiết kế chế tạo máy móc thiết bị, chế tạo vũ khí. 

Các viện đóng vai trò rất lớn trong giai đoạn đầu phát triển vượt bậc của phe xã hội chủ nghĩa. Khi phe xã hội chủ nghĩa tại các Liên xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc sụp đổ hoặc cải tổ, nhà nước chuyển từ nền kinh tế phát triển theo kế hoạch sang phát triển theo thị trường, vai trò của các viện bị xem nhẹ và trong nhiều trường hợp bị bỏ rơi, các viện không còn đơn hàng từ nhà nước, phải tự kinh doanh, tự hạch toán, nhiều viện rất nổi tiếng đã tan rã, các nhà khoa học đã phải tìm mọi nghề để sinh tồn, nhiều nhà khoa học bỏ chạy sang các nước phương Tây, một số nhà khoa học kinh doanh bất cứ thứ gì để kiếm sống, các viện tồn tại lay lắt như vậy khoảng một, hai chục năm. Sau đó, một số viện đã chuyển đổi thành công ty tư nhân, công ty cổ phần và định hướng hoạt động của nhà nước cho các viện không còn. 

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, chính phủ đã thấy những bất cập trong việc không còn kiểm soát được hoạt động của các Viện, để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Trung quốc rất cần các đơn vị như các viện làm chủ những công nghệ theo định hướng quốc gia, và một lần nữa vai trò của các viện lại thay đổi. Một số ít viện vẫn giữ trực thuộc các bộ, ngành, với một số đã chuyển đổi thành các công ty cổ phần thì nhà nước có cơ chế đặc biệt để chi phối hoạt động của các công ty này. Chức năng hoạt động của các công ty này rất đa dạng: nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chế thử, làm tổng thầu quản lý các dự án, về nhân sự của viện có thể lên tới vài ngàn người, về doanh thu có thể lên cả tỷ USD. 

Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho các đơn vị nghiên cứu này cũng rất đa dạng: từ cơ chế ép các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung quốc phải chuyển giao công nghệ cho công ty bản địa, đến việc tài trợ các dự án nghiên cứu, miễn giảm thuế, hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị nghiên cứu, nhưng cơ chế quan trọng nhất là tạo lập và bảo hộ thị trường. Có thể nói việc giải mã, làm chủ công nghệ được thực hiện bởi các công ty này đã đóng góp vai trò quyết định tạo nên sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Trung quốc trong các thập niên vừa qua. Dưới đây sẽ điểm qua việc cải tổ và hoạt động hiện nay của một số Viện của Trung Quốc.

Viện thiết kế cơ khí và điện Thượng Hải SIMEE là công ty tư vấn, thiết kế cho các dự án lớn về nhà máy và công trình điện lực, hạ tầng thành phố, hệ thống kho vận, nhà kho thông minh, xử lý nước, rác thải... Viện có thể đảm nhận chức năng tư vấn thiết kế, tư vấn xây dựng, đánh giá dự án, quản lý dự án và tổng thầu EPC dự án. Viện đã được giao thực hiện hàng trăm dự án lớn của Trung Quốc.

Viện thiết kế năng lượng Quảng đông GEDI thuộc Tập đoàn Lưới điện Phương Nam Trung Quốc, được thành lập năm 1958, có 2412 nhân viên hiện đã chuyển thành công ty tư vấn, thiết kế, quản lý dự án EPCM, đã làm tư vấn, thiết kế, quản lý dự án cho hàng trăm dự án cho các nhà máy điện than, điện khí, điện nguyên tử… được xếp hạng thứ 11 trong tổng số 15 ngàn công ty tư vấn thiết kế của Trung Quốc.

Một thành công đang ngưỡng mộ là trường hợp của công ty Siasun, được chuyển đổi thành công ty công nghệ từ một đơn vị của Viện nghiên cứu về cơ khí, điện tử tại Liêu Ninh năm 2000, đến nay Siasun đã trở thành công ty cổ phần với vốn hóa khoảng 4 tỷ USD, nhân sự khoảng 4000 kỹ sư, xếp hạng thứ ba trong ngành công nghiệp robot toàn cầu. Cần lưu ý rằng, Nhà nước Trung quốc không những nắm cổ phần chi phối mà còn yêu cầu các công ty lớn sử dụng nhiều robot của Trung quốc phải tham gia góp vốn và dùng sản phẩm của Siasun. Đây là hình thức tạo dựng thị trường rất đặc biệt của Trung quốc.

Robot lắp ráp ô tô

Tại Liên xô cũ ngoài một số ít các Viện tiếp tục được nhà nước duy trì, phần lớn đã chuyển thành công ty tư nhân hay cổ phần, còn lại là tan rã, đây chính là nguyên nhân làm cho nền kinh tế phục vụ dân sinh bị thụt lùi, không đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa trong một vài chục năm qua.

Tại Hàn Quốc, mặc dù là nước tư bản chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường, nhưng đa số các viện (ngoại trừ các đơn vị nghiên cứu của các Tập đoàn kinh tế lớn) của các nước này lại là viện nhà nước, được thành lập để phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế của chính phủ, kinh phí cho đầu tư phần lớn từ ngân sách, kinh phí cho hoạt động, nghiên cứu khoảng 50% từ ngân sách nhà nước, 50% còn lại từ các hợp đồng kinh tế. Hoạt động của các viện như thế này giúp cho Hàn Quốc nằm trong top các nước làm chủ những công nghệ tiên tiến.

Tại Đài loan, Viện Nghiên cứu công nghệ công nghiệp Đài Loan ITRI được thành lập năm 1973 là Viện nghiên cứu phi lợi nhuận được cấp ngân sách từ chính phủ chuyên nghiên cứu để ứng dụng công nghệ cho các ngành công nghiệp Đài Loan, trong một chừng mực nào đó Viện này hoạt động giống như các Viện của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa giai đoạn đầu, tức là nghiên cứu những công nghệ để các công ty Đài loan có thể ứng dụng và phát triển trong một ngành công nghiệp được định hướng bởi chính phủ. 

Nó không chỉ giúp hình thành các công ty chế tạo ra sản phẩm mới mà còn giúp set up toàn bộ của quá trình sản xuất bao gồm thiết kế, vật liệu, thiết bị công nghệ, kiểm tra, quản lý chất lượng, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm. Viện ITRI được đánh giá là có vai trò quan trọng trong việc hình thành nền công nghiệp bán dẫn của Đài Loan. Ngoài ra, Đài loan còn rất nhiều viện nghiên cứu ứng dụng với kinh phí hoạt động năm mươi, năm mươi từ nhà nước và từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
 

Nghiên cứu Màn hình Rollable AMOLED tại ITRI

Đến thời điểm hiện nay, các viện tại các nước kể trên đã và đang được cải tổ và hoạt động theo bốn mô hình chính: Mô hình thứ nhất là viện nghiên cứu trực thuộc nhà nước với phần lớn kinh phí hoạt động từ ngân sách; Mô hình thứ hai là viện nghiên cứu nhà nước với một phần kinh phí hoạt động từ ngân sách, phần còn lại đến từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh; Mô hình thứ ba là chuyển đổi thành các công ty tư vấn, thiết kế nhưng nhà nước vẫn nắm quyền chi phối; Mô hình cuối cùng là công ty tư nhân 100%. 

Mô hình thứ nhất đang áp dụng tại một số nước phát triển như Hàn Quốc hoặc một số nước châu Âu, mô hình này có ưu điểm là hoạt động nghiên cứu phục vụ 100% cho chương trình phát triển kinh tế của chính phủ nhưng nhược điểm là tính ỷ lại, trì trệ cao. Mô hình này phù hợp cho các chương trình nghiên cứu công nghệ nền và dài hạn. Ở Mô hình thứ hai, các viện tương đối năng động và vẫn hoạt động theo định hướng của bộ, ngành, tính năng động, sáng tạo hay tính ỷ lại của các viện theo mô hình này phụ thuộc nhiều vào mức độ cấp kinh phí từ ngân sách. 

Ở Mô hình thứ ba, các viện hoạt động năng động hơn nhưng hoạt đông của Viện không còn tập trung 100% cho KHCN. Nếu có định hướng tốt của chính phủ, bộ, ngành đặc biệt về tạo dựng và bảo hộ thị trường thì các viện hoạt động theo mô hình thứ hai và thứ ba phát huy hiệu quả rất tốt. Mô hình cuối cùng có ưu điểm là tạo nên sự năng động của các viện, nhưng nhược điểm là các viện không tập trung hoạt động KHCN mà có thể kinh doanh trong mọi lĩnh vực miễn là kiếm được nhiều lợi nhuận, hậu quả phần lớn các viện theo mô hình này viện tan rã và biến mất một cách nhanh chóng trong lĩnh vực KHCN. 

Nói về các Viện tại Việt Nam, giống như tất cả các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, hệ thống viện ở Việt Nam được thành lập và xây dựng rất bài bản. Trực thuộc Chính phủ có Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam, trực thuộc các bộ, có nhiều viện nghiên cứu ứng dụng cấp nhà nước phục vụ cho hướng nghiên cứu của từng bộ, ngoài ra còn có các viện trực thuộc tập đoàn, tổng công ty nhằm phục vụ cho cho nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của tập đoàn, tổng công ty. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ xã hội chủ nghĩa, các viện hoạt động theo đơn hàng của Chính phủ, bộ, ngành để nghiên cứu làm chủ những vấn đề KHCN cần thiết của các bộ ngành và đã có những đóng góp nhất định cho sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước. 

Các viện như Viện Nghiên cứu cơ khí đã thiết kế và chế tạo thành công các nhà máy chế biến mía đường, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm các loại máy kéo, máy chế biến chè, động cơ diezen, động cơ xăng cho máy nông nghiệp, động cơ thủy cho tàu thuyền, Viện KHCN Mỏ và Viện Cơ khí năng lượng mỏ đã thiết kế rất nhiều các thiết bị, hệ thống thiết bị, hệ thống cảnh báo, giám sát phục vụ cho khai thác than. Hoặc các viện vũ khí đã bước đầu thiết kế thành công nhiều loại vũ khí cho bộ binh, chế tạo thử nghiệm một số loại tên lửa.

Khi Việt nam chuyển sang hoạt động theo nền kinh tế thị trường, các viện chuyển dần sang mô hình hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự trang trải kinh phí với các mức độ tự chủ khác nhau, từ phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước cho đến tự chủ hoàn toàn. 

Trở lại với bốn mô hình hoạt động của các viện tại nước ngoài như phân tích ở trên Mô hình thứ nhất thích hợp cho nghiên cứu công nghệ nền và kế hoạch dài hơi, chi phí cho hoạt động của viện khá là lớn, dễ nảy sinh sự ỷ lại vào Nhà nước, Mô hình này giống như hoạt động của các Viện tại Việt Nam với kinh phí 100% được Nhà nước cấp và tỏ ra không phát huy hiệu quả trong điều kiện nước ta hiện nay. 

Mô hình thứ tư Viện chuyển sang hình thức công ty cổ phần mà nhà nước không chi phối hoạt động, một số viện như Viện Công nghiệp nhẹ và Viện Thiết kế Công nghiệp Thực phẩm INFISCO, Viện Thiết kế công trình cơ khí THIKECO, Viện Thiết kế kỹ thuật và Thiết bị điện, Viện Cơ khí Thủy sản… Sau cổ phần hóa, hầu hết các viện không còn hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật, đa phần các chủ mới cho thuê, bán quyền sở hữu đất, trụ sở của viện để kiếm lời, các kỹ sư và chuyên gia về lĩnh vực này cũng bỏ nghề và tan rã. Kết cục là sau một thời gian ngắn cổ phần hóa, nhiều viện đã không còn hoạt động về KHCN, tư vấn, thiết kế.

Mô hình thứ hai giống với mô hình các Viện đang hoạt động tại Việt Nam “tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm hoặc đảm bảo một phần chi thường xuyên, chi đầu tư”. Mô hình thứ ba các Viện chuyển thành công ty cổ phần, nhà nước vẫn có quyền chi phối hoạt động như IMI, Viện Dệt may. Ở hai mô hình này có một số Viện hoạt động tương đối hiệu quả như Viện Nghiên cứu cơ khí đã làm tốt công tác tư vấn cho Bộ trong định hướng phát triển một số lĩnh vực cơ khí, xây dựng chiến lược, qui hoạch, ngoài ra còn nghiên cứu làm chủ một số công nghệ thiết kế trong lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện, bô xít, chế tạo, tự động hóa, công nghiệp ô tô, xe máy. Hay như Viện Khoa học công nghệ Mỏ, Viện Cơ khí Năng lượng mỏ đã thiết kế, chế tạo được nhiều thiết bị, nhiều hệ thống tự động hóa, giám sát an toàn cho hoạt động khai thác hầm lò, Viện IMI thành công trong việc thiết kế, chế tạo thiết bị phục vụ ngành xây dựng… Những đóng góp kể trên của các Viện không những đã giúp chúng ta chủ động trong quá trình đầu tư mà còn làm giảm đáng kể giá thành đầu tư, đem lại lợi ích trực tiếp, gián tiếp đáng kể cho đất nước. 

Những thành công này có được này ngoài nỗ lực của bản thân các viện còn có nguyên nhân quan trọng là định hướng của Chính phủ, Bộ, ngành, nếu không có định hướng của Chính phủ về nội địa hóa, nếu không có các đề tài nghiên cứu làm chủ khoa học công nghệ do Bộ KHCN và Vụ KHCN, Nạp Tiền 188bet hỗ trợ thì chắc các viện rất khó để có được những đóng góp kể trên.

Mặc dù có được một số thành công kể trên, nhưng có thể nói các viện chưa thực sự là điểm tựa, là đòn bảy để phát triển các ngành công nghiệp đất nước, một số nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan được kể ra như sau:

Chủ quan, các Viện trong chừng mực nào đó còn ỷ lại vào nguồn kinh phí nhà nước cấp, chưa gắn được các hoạt động của mình với hoạt động của doanh nghiệp, chưa làm chủ những công nghệ mà thị trường cần. Nhiều viện chỉ nhìn lợi ích ngắn hạn như kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, cho thuê của trụ sở để kiếm sống mà sao lãng các hoạt động bằng nghệ chính của mình. 

Nguyên nhân khách quan là công tác thị trường của các viện chưa tốt, thêm vào đó, nhà nước không có cơ chế tạo lập và bảo hộ thị trường đủ mạnh, các chủ đầu tư không tin tưởng kết quả nghiên cứu của các viện nên thay vì hợp tác với viện thì đi nhập công nghệ của nước ngoài. Việc nghiên cứu làm chủ công nghệ đòi hỏi thời gian, công sức và kinh phí nếu không có định hướng thị trường tốt, không có bảo hộ thị trường của Nhà nước thì các viện rất khó nếu không nói là không thể đưa được nghiên cứu của mình vào ứng dụng thực tế. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất mà chúng ta đang phải đối mặt mà tôi nghĩ chúng ta phải khắc phục càng sớm càng tốt. 

Để khắc phục hạn chế này, chúng ta cần xây dựng được chiến lược phát triển của các bộ ngành như là một phần của chiến lược phát triển kinh tế xã hội tổng thể của Quốc gia. Với những bộ, ngành có nhu cầu phát triển lớn, có đầu tư lớn cần xây dựng lộ trình nội địa hóa với sự tham gia của các bộ ngành liên quan. Như vậy sẽ tránh được việc nhà đầu tư thì cứ nhập khẩu máy móc, thiết bị, thuê dịch vụ nước ngoài với giá thành cao trong khi các viện, các doanh nghiệp trong nước lại không có việc làm. 

Ví dụ, chiến lược xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc, đường tàu điện ngầm tại các đô thị là chiến lược dài hơi của quốc gia, có giá trị đầu tư hàng trăm tỷ USD. Nếu lệ thuộc vào nhà thầu nước ngoài thì không những ta chịu giá đắt mà còn bị lệ thuộc trong quá trình đầu tư. Nếu muốn nhận chuyển giao công nghệ thì cần lồng ghép, đàm phán với đối tác trong quá trình đầu tư hoặc trước đầu tư, cần chuẩn bị, đào tạo nguồn nhân lực, tóm lại là cần có lộ trình đầu tư hệ thống đường sắt cao tốc gắn với lộ trình nội địa hóa một cách cụ thể. Theo thống kê, chi phí đầu tư xây dựng một km đường sắt cao tốc tại một số nước dao động trong khoảng 17 đến 25 triệu USD bao gồm cả cầu cạn và đường hầm xuyên núi, nhưng tất cả các nhà thầu đang chào giá cho chúng ta cao hơn nhiều so với giá nói trên. Như vậy, nếu chúng ta làm chủ được công nghệ, nội địa hóa được một phần thiết bị, làm chủ được việc quản lý dự án, giá thành đầu tư sẽ hợp lý hơn nhiều. Việc này nếu không có định hướng của Chính phủ trong về nội địa hóa, không có chỉ đạo của Chính phủ cho các Bộ Giao thông vận tải, Nạp Tiền 188bet , Bộ KHCN, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các địa phương phối hợp thực hiện thì không thể thực hiện được.

Ngoài nguyên nhân chính kể trên còn có một số nguyên nhân khách quan khác như quyền sử dụng đất đai, tài sản, mức độ tự chủ về tài chính, về hạch toán kinh phí, Nhà nước cũng cần sớm hoàn thiện và ban hành những cơ chế cần thiết.

Từ việc phân tích các mô hình hoạt động của các viện tại một số nước, từ việc tổng kết hoạt động của các viện nghiên cứu phát triển tại Nạp Tiền 188bet , phân tích những nguyên nhân đem đến thành công cũng như thất bại trong các mô hình đang được áp dụng tại các viện, một số đề xuất được đưa ra như sau:

Thứ nhất, về mô hình hoạt động các viện nên áp dụng mô hình hoạt động “Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư” nêu trong Nghị định 60/20216/NĐ-CP. Tuy nhiên, cần thay đổi quan điểm đang tồn tại trong các nhà  quản lý “các viện hoạt động theo cơ chế thị trường nên không cần có bảo hộ của nhà nước” bằng quan điểm “nhà nước định hướng, tạo lập, bảo hộ THỊ TRƯỜNG, hỗ trợ đầu tư nghiên cứu làm chủ công nghệ có thời hạn và có điều kiện cho các viện nhằm phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội Quốc gia”.

Thứ hai, các viện, cần chủ động xây dựng hoặc điều chỉnh định hướng, chiến lược phát triển của từng viện gắn liền với các chương trình phát triển kinh tế xã hội quốc gia, đáp ứng nhu cầu thị trường, chủ động đề xuất Chính phủ, bộ ban hành những cơ chế, chính sách thích hợp về làm chủ công nghệ, tạo lập, phát triển, bảo vệ thị trường. 

Về phía quản lý nhà nước, căn cứ trên định hướng của Đảng và Chỉnh phủ, đề nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển tổng thể có lồng ghép chương trình nội địa hóa tại các bộ, ngành để các viện có định hướng nghiên cứu xây dựng chiến lược cho riêng mình.

Hy vọng, những ý kiến đóng góp của tác giả về hoạt động, về việc chuyển đổi mô hình hoạt động các viện nghiên cứu ứng dụng sẽ giúp cho Nạp Tiền 188bet , Bộ KHCN và những người quan tâm đến ngành cơ khí có được góc nhìn cụ thể hơn về hoạt động của các viện. Tôi cũng tin tưởng rằng, trong thời gian tới, với sự chỉ đạo của Nạp Tiền 188bet , Bộ KHCN các viện sẽ có bước phát triển mới để có thể thực sự là đòn bảy cho  sự nghiệp phát triển công nghiệp nước nhà. 

PGS, TS Nguyễn Chỉ Sáng

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website