Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kinh tế số là động lực tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN

Theo báo cáo của Google, Temasek and Bain, dù năm 2023 là một năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, nhưng ASEAN vẫn duy trì là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, GDP khu vực dự kiến tăng trưởng ở mức 4.2% trong năm 2023. Trong đó, kinh tế số được đánh giá là động lực tăng trưởng chính của khu vực.

Doanh thu kinh tế số của ASEAN dự kiến đạt 100 tỷ USD năm 2023, tăng khoảng 8 lần so với doanh thu năm 2016. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 55 đã thông qua khung đàm phán Hiệp định khung kinh tế số ASEAN (DEFA) theo như cam kết tại Lộ trình Chuyển đổi số Bandar Seri Begawan (BSBR) - Chương trình nghị sự về chuyển đổi số của ASEAN đã được thông qua tại Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ECC) lần thứ 20. Trong đó, thiết lập nền tảng cho hội nhập số khu vực thông qua tiến hành đàm phán Hiệp định khung về Kinh tế số ASEAN (DEFA) vào năm 2025 là một trong những mục tiêu chính của BSBR.

Với hiệp định DEFA, thương mại trực tuyến giữa các quốc gia ở Đông Nam Á sẽ có cơ hội phát triển nhanh hơn và thuận lợi hơn khi ASEAN bắt đầu xây dựng một khuôn khổ mới, mở ra tiềm năng trị giá 2 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế số vào năm 2030. Điều này đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại số xuyên biên giới liền mạch hơn.

Để phục vụ việc đàm phán DEFA, một nghiên cứu về DEFA đã được thực hiện và triển khai bởi bởi Ủy ban điều phối ASEAN về Thương mại điện tử và Kinh tế số (ACCED), xác định những vấn đề cốt lõi của DEFA gồm:

  • Thương mại số;
  • Thương mại điện tử xuyên biên giới;
  • An ninh mạng;
  • Định danh số;
  • Thanh toán số;
  • Lưu chuyển luồng dữ liệu;
  • Các vấn đề mới nổi.

Nghiên cứu về DEFA sẽ được sử dụng là tài liệu tham khảo chính cho các cơ quan chuyên ngành tham gia đàm phán Hiệp định và là tiền đề cho các nước tiến hành đàm phán DEFA trong tương lai gần. Ngoài ra, nghiên cứu còn được xây dựng để thực thi các mục tiêu sau:

  • Đo lường các giá trị DEFA có thể mang đến cho kinh tế số ASEAN nói chung và từng nước ASEAN nói riêng;
  • Đánh giá các Hiệp định thương mại tự do có Chương thương mại điện tử nhằm tìm ra các xu hướng nội bật trong các Hiệp định kinh tế số (DEAs);
  • Đưa ra các chỉ dẫn về mặt chính sách nhằm hỗ trợ các nước ASEAN trong việc thực thi DEFA;
  • Thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên thông qua việc chia sẻ thông tin về các chính sách phát triển kinh tế số, thương mại điện tử.

Nguồn:Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website