MAP: Giải pháp tăng thời gian bảo quản nông sản
Tại Việt Nam, tổn thất sau thu hoạch nông sản chiếm khoảng 25% đối với các loại quả và hơn 30% với rau, 15 - 20% với các loại lương thực khác. Với tỷ lệ tổn thất này, mỗi năm chúng ta mất khoảng 6.318 tỷ đồng. Trong khi đó, việc sử dụng sản phẩm MAP không chỉ giảm tỷ lệ hư hỏng của sản phẩm sau thu hoạch, nâng cao giá trị hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mà còn có đóng góp quan trọng trong chuỗi vận chuyển, phân phối, cung cấp rau, quả phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
Dây chuyền sản xuất túi MAP của Công ty TNHH Công nghệ và Dịch vụ thương mại Lạc Trung
Xuất phát từ thực tế đó, Nạp Tiền 188bet đã giao cho Công ty TNHH Công nghệ và Dịch vụ thương mại Lạc Trung - doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và ứng dụng sản phẩm vật liệu mới vào các lĩnh vực của đời sống - chủ trì thực hiện Dự án "Hoàn thiện dây chuyền sản xuất và nâng cao chất lượng bao gói khí quyển biến đổi phục vụ bảo quản nông sản, thực phẩm". Ưu điểm của công nghệ là sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, giá rẻ; chủ động công nghệ, thiết bị; sản phẩm có giá thành cạnh tranh so với sản phẩm nhập ngoại cùng chỉ tiêu chất lượng…
Đây cũng lần đầu tiên ở Việt Nam đã xây dựng được dây chuyền công nghệ và thiết bị hoàn chỉnh, đồng bộ sản xuất MAP công suất 400 tấn/năm trên cơ sở màng PE chứa các phụ gia silica, zeolite và màng PE đục vi lỗ để bảo quản rau, quả sau thu hoạch. Sản phẩm của dự án đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm QCVN12-1:2011/BYT. Màng MAP do dự án sản xuất đã được đăng ký nhãn hiệu Green MAPvà có chất lượng tương đương màng MAP CE44 của Viện Công nghệ thực phẩm Hàn Quốc.
Đồng thời, đã hoàn thiện quy trình công nghệ bảo quản 10 loại rau, quả bằng bao gói MAP, với thời gian bảo quản kéo dài hơn 2 - 3 lần so với bảo quản tự nhiên; tổn thất sau bảo quản <10%, rau quả sau bảo quản vẫn đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Các quy trình này đều được chuyển giao cho doanh nghiệp triển khai, nhân rộng. Xây dựng 5 mô hình bảo quản sau thu hoạch các loại rau, quả bằng bao gói MAP quy mô 500 - 5.000 kg đạt hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật, dễ áp dụng.
Bên cạnh đó, nhờ tích cực tham gia giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ về thiết bị công nghệ và hội trợ triển lãm nông nghiệp công nghệ cao, dự án đã thương mại hóa được khoảng 50 tấn sản phẩm cho trên 10 doanh nghiệp, góp phần nâng cao giá trị thương phẩm các sản phẩm rau quả của Việt Nam. Nhãn hiệu Green MAP cho màng bao gói khí quyển biến đổi bảo quản rau, quả đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp mã số mã vạch, và được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích về "Quy trình bảo quản quả vải bằng màng bao gói khí quyển biến đổi".
Để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời phát triển các sản phẩm mới theo hướng hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, công nghệ của dự án sẽ tiếp tục được hoàn thiện, nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm bao bì bảo quản thông minh, thân thiện môi trường; góp phần hiện đại hóa ngành công nghiệp chất dẻo, bao bì ở Việt Nam.
Về cơ bản, dự án đã đạt và vượt mục tiêu đề ra ở tất cả các nội dung: Hoàn thiện công nghệ, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh... Đây là công nghệ mới lần đầu tiên được nghiên cứu một cách hệ thống và triển khai sản xuất ở Việt Nam, có hàm lượng khoa học cao, tiệm cận trình độ công nghệ trên thế giới.