Công ty SVEAM nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng TPM
Công ty TNHH MTV Động Cơ và Máy Nông Nghiệp Miền Nam là doanh nghiệp chuyên sản xuất máy móc, thiết bị hàng đầu trong lĩnh vực nông ngư cơ tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Với sản phẩm phong phú đa dạng, chất lượng cao và ổn định, Công ty SVEAM đã thiết lập được hệ thống đại lý bán hàng rộng khắp cả nước gồm 6 nhà phân phối với trên 150 đại lý trải khắp toàn quốc. Đặc biệt, Công ty SVEAM đã xây dựng được mạng lưới gần 40 trung tâm 3S, cửa hàng 3S ở các địa phương trong cả nước.
Trên thị trường nước ngoài, sản phẩm của Công ty SVEAM đã có mặt trên 25 quốc gia ở châu Âu, châu Phi, Trung Mỹ và Trung Đông,..
Bên cạnh mặt hàng trên SVEAM hiện đang phát triển về mảng gia công phụ trợ các chi tiết phụ tùng cho các đối tác lớn như: Honda Việt Nam, Toshiba (Nhật Bản), Yamabiko (Nhật Bản), Juki (Nhật Bản), Bonfiglioli (Italy).
Bằng những nỗ lực không ngừng, trong suốt thời gian qua, công ty đã được Chứng nhận chất lượng: ISO 9001:2008, ISO 14001:2004, ISO 9001:2015, ISO 14001:2015,..
Công ty SVEAM áp dụng TPM đạt được nhiều kết quả hơn mong đợi
Để bắt nhịp kịp thời với xu thế hiện nay, công ty vẫn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất cũng như bảo vệ môi trường, liên tục đầu tư mua sắm máy móc hiện đại, thiết bị chuyên dụng, xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2015, ISO 14001 : 2015 và IATF 16949.
Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình: “Hỗ trợ áp dụng thí điểm công cụ quản lý hiệu suất tổng thể (TPM) cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp” của Nạp Tiền 188bet
cho 24 doanh nghiệp trong giai đoạn 2018-2019, Ban lãnh đạo công ty đã đăng ký tham gia chương trình từ tháng 9/2018 với phạm vi áp dụng tại dây chuyền Nắp hông của xưởng cơ khí số 1.
Kết quả, sau thời gian triển khai và thực hiện TPM, công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như: Quản lý trực quan tốt hơn; Có thêm nhiều cải tiến về sắp xếp dụng cụ tại máy; Thiết lập và giám sát chỉ số MTTR...Cụ thể:
Về quản lý sản xuất
Chỉ trong 10 tháng giám sát số liệu sản xuất, Ban TPM đã lựa chọn và đề ra mục tiêu liên quan đến TPM. Trong đó OEE dây chuyền nắp hông cần đạt trên 85%, và các chỉ số MTTR và MTBF cần được giám sát 1 lần mỗi tháng.
Mặc dù các hoạt động TPM tuy thí điểm tại một dây chuyền, nhưng được sự ủng hộ của Ban lãnh đạo công ty, và có sự tham gia của nhiều phòng ban (Sản xuất, Cơ điện, Nhân sự, ISO).
Về hiệu quả năng suất
Chỉ số hiệu suất thiết bị tổng thể OEE tại khu vực triển khai thí điểm tăng so với thời kỳ tháng 8/2018. Cụ thể, giá trị OEE tháng 8/2018 là 87,39%; và OEE tháng 8/2019 là 94%; các tháng từ 10/2018 đến 6/2019 đều lớn hơn giá trị mục tiêu 85%, và giá trị OEE cao nhất là 94% vào tháng 8/2019.
Về hiệu quả đào tạo
Phòng Cơ điện có khả năng đào tạo về TPM cho các phân xưởng khác trong công ty. Trong đó đã đào tạo nhân rộng cho phân xưởng Cơ khí số 1, và phân xưởng Cơ khí số 1 để tự triển khai TPM (tự nhân rộng). Phòng Cơ điện đã đánh giá năng lực cho 100% (7/7 cán bộ phòng Cơ điện).
Về quản lý trực quan
Do công ty đã và đang áp dụng 5S từ nhiều năm nên khi triển khai TPM không gặp bất lợi nào thậm chí còn mang đến nhiều thuận lợi khi áp dụng các giải pháp quản lý trực quan đối với máy CNC tại dây chuyền nắp hông. Dễ dàng thấy được hướng dẫn vận hành, nhật ký máy, các điểm chú ý tại các máy.
Qua 3 tháng triển khai TPM ban đầu, riêng hoạt động 5S được đẩy mạnh ở phạm vi toàn công ty, điển hình là khu vực đường đi nội bộ công ty với việc sơn kẻ vạch, quy định phương tiện và tốc độ tối đa được đi lại.
Đặc biệt, về tác phong, nề nếp của các thành viên của khu vực thí điểm TPM (dây chuyền nắp hông) đều tuân thủ việc ghi nhật ký sản xuất, thực hiện vệ sinh máy 10 phút mỗi sáng và phòng Cơ điện thực hiện kiểm tra bất thường thiết bị hàng tuần.
Với những kết quả đã đạt được, để tiếp tục phát triển bền vững công ty tiếp tục duy trì và nỗ lực hơn nữa để mở rộng TPM nhằm mang lại các hiệu quả lớn hơn nữa cho công ty về cải tiến năng suất, chất lượng.
TPM là tên viết tắt của công cụ Bảo trì năng suất toàn diện, hướng tới mục tiêu luôn duy trì được năng suất tối đa của máy móc, thiết bị. Việc thực hiện TPM bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như: xây dựng chương trình bảo dưỡng thiết bị, giám sát việc thực hiện bảo dưỡng; nhận diện các tổn thất trong quá trình sản xuất; phân tích số liệu về tổn thất và lập ra các nhóm Cải tiến tập trung (Focus improvement – FI) để giảm thiểu các tổn thất này. Trong năm 2018-2019, Nạp Tiền 188bet đã hỗ trợ cho 24 doanh nghiệp điển hình áp dụng công cụ duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012. Các hoạt động chính đã được triển khai tại 24 doanh nghiệp điển hình bao gồm hoạt động hướng dẫn về các trụ cột AM, PM, FI, HSE, E&T…; xây dựng và duy trì được các quy trình quản lý, bảo dưỡng thiết bị; đào tạo nội bộ hướng tới mục tiêu không phế phẩm, không sự cố dừng máy, không hao hụt và không tai nạn. Trong giai đoạn 2019-2020, Nạp Tiền 188bet đã tổ chức chương trình hỗ trợ tư vấn cho các nhà máy, công ty sản xuất về TPM thông qua nhiệm vụ “Xây dựng và áp dụng bộ công cụ và phần mềm hỗ trợ TPM cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp” nhằm mục đích tiếp tục phổ biến, nhân rộng những lợi ích mà TPM mang lại cho doanh nghiệp. Bộ cũng đã ban hành Công văn số 8850/KHCN với nội dung thông báo về chương trình hỗ trợ này tới các doanh nghiệp, theo đó, đối tượng được khuyến khích tham gia là tất cả các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, quy mô số lao động từ nhỏ, vừa, đến lớn và có sự cam kết tham gia của ban lãnh đạo công ty/nhà máy. |