Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sáng kiến làm lợi hơn 30 tỷ đồng

Sáng kiến “Cải hoán máy nén (Restage Bundle) cao áp GTC-A/B giàn DGCP” Công trình Giàn nén khí mỏ Rồng - Đồi mồi (DGCP) đã giúp sản lượng qua máy tăng từ 3 - 7%, tổng sản lượng ổn định trong khoảng 1.030 - 1.080 ksm3/ngày đêm, đem lại lợi ích trên 30 tỷ đồng cho doanh nghiệp.

Đi tìm giải pháp

Công trình DGCP là dự án do Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGAS) làm chủ đầu tư, được đưa vào vận hành từ tháng 11/2010 và giao cho Công ty Vận chuyển khí Đông Nam bộ quản lý, giám sát vận hành. Xí nghiệp Khai thác các công trình khí - Vietsovpetro là đơn vị được thuê trực tiếp vận hành công trình.

Công trình gồm 2 tổ hợp máy nén khí cao áp với công suất nén 900.000m3 khí/ngày đêm, nhằm thu gom toàn bộ lượng khí đồng hành của khu vực mỏ Rồng - Đồi Mồi để nén trở lại vào hệ thống gaslift chung của Vietsovpetro. Trải qua quá trình gần 10 năm hoạt động, đội ngũ cán bộ, kỹ sư công tác nơi đây đã nghiên cứu, áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật, sáng kiến khoa học để đảm bảo hoạt động ổn định, tin cậy, hiệu quả của hệ thống thiết bị; góp phần tăng khả năng thu gom khí đồng hành và tăng lượng khí gaslift cấp cho mỏ Rồng từ giàn DGCP.

Trong các sáng kiến, có thể kể đến vào giai đoạn nửa cuối năm 2015, hai máy nén cao áp (GTC-A/B) trên giàn nén khí mỏ Rồng đã suy giảm công suất nén rất nhanh chỉ sau hơn một năm đại tu, mất khoảng 20% lưu lượng so với thời gian trước đây. Việc suy giảm công suất của 2 máy nén không chỉ làm ảnh hưởng đến việc gia tăng sản lượng khí về bờ của PVGAS mà còn ảnh hưởng đến hoạt động khai thác dầu của Vietsovpetro. Trăn trở trước tình hình đó, nhóm cán bộ, kỹ sư Công ty Vận chuyển khí Đông Nam bộ đã quyết tâm phải nhanh chóng tìm ra giải pháp để khắc phục.

Sau một thời gian dày công nghiên cứu, nhóm tác giả đã tìm ra nguyên nhân xuất phát từ hai nhân tố chính. Một là, nguồn khí đầu vào bẩn, chứa nhiều paraffin cuốn vào máy nén, làm bẩn các tầng cánh của LP, HP Comp và tỷ trọng khí ngày càng nhẹ so với lúc thiết kế khiến công tác nén càng khó khăn hơn và yêu cầu năng lượng nhiều, vì thế, động cơ Turbine hoạt động hết công suất. Hai là, do vấn đề nội tại của máy, vì sự phân bố tỷ số nén giữa hai cấp LP Comp và HP Comp chưa thật sự phù hợp. Các lỗi này không xuất hiện ngay sau thời gian đại tu máy nên các kỹ sư đã rất khó khăn trong việc tìm nguyên nhân.

Từ phân tích trên, các bên đã đưa ra giải pháp là phải kiểm soát nguồn khí đầu vào. Thực hiện phương án cải hoán máy nén để phù hợp với tính chất hiện tại của nguồn khí nhằm đảm bảo công suất nén của máy và thời gian hoạt động của máy nén đến chu kỳ đại tu kế tiếp.

Làm lợi lớn cho doanh nghiệp

Anh Nguyễn Tấn Hoàng - đại diện nhóm tác giả - chia sẻ, GTC-A/B là loại máy nén ly tâm 2 cấp, mỗi cấp có cấu tạo gồm các tầng cánh liên tiếp nhau, áp suất dòng khí qua máy nén sẽ được nâng dần qua các tầng cánh. Trường hợp cụ thể đối với máy nén GTC-A/B trên giàn DGCP là tính chất của lưu chất nén (tỷ trọng khí) đã thay đổi so với thiết kế. Do đó, yêu cầu phải thực hiện restage - cấu hình lại máy nén bằng cách thay đổi các tầng cánh về hình dạng, cấu trúc, số lượng để phù hợp với thông số vận hành hiện tại.

Khi giải pháp được đưa vào áp dụng thực tế trên hệ thống thu gom khí ở mỏ Rồng - Đồi Mồi, máy hoạt động an toàn và ổn định hơn; nhiệt độ đầu ra cấp 1 (LP) giảm khoảng 10oC (175oC xuống 165oC); sản lượng qua máy tăng từ 3 - 7%, tổng sản lượng ổn định trong khoảng 1.030 - 1.080 ksm3/ngày đêm. Thành quả này thể hiện rõ qua con số cụ thể với lượng khí tăng thêm tính ra đã làm lợi cho PVGAS cũng như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trên 30 tỷ đồng.

Thực hiện bảo dưỡng sửa chữa công trình khí

Giám sát vận hành giàn nén tại các công trình dẫn khí tương đối phức tạp, công nghệ mới liên tục cập nhật, việc không ngừng học tập, cập nhật kiến thức để bắt kịp với thay đổi rất cần thiết. Là những người lao động ưu tú của ngành, dù đã đạt nhiều thành tích cao trong nghiên cứu, cho ra đời nhiều sáng kiến được áp dụng rộng rãi, nhưng nhóm tác giả chưa bao giờ bằng lòng với thành tích đạt được. Ở họ, luôn có sự say mê trong công việc, khát khao cống hiến và tinh thần tự học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng cho nhu cầu công việc, áp dụng khoa học - công nghệ vào quá trình quản lý, sản xuất.

Sáng kiến được thực hiện bởi nhóm kỹ sư của Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ và Công ty Dịch vụ Khí - 2 đơn vị trực thuộc PVGAS. Năm 2019, PVN đã trao quyết định xếp loại Đặc biệt (Loại A) cho sáng kiến trên.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website