Công nghệ sinh học là cốt lõi thúc đẩy công nghiệp chế biến
Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2007, Nạp Tiền 188bet
đã triển khai Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 (Đề án).
về vai trò của công nghệ sinh học đối với công nghiệp chế biến nói riêng và với ngành công nghiệp thực phẩm nói chung.
Được biết trong thời gian triển khai "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020" do Nạp Tiền 188bet
chủ trì, Viện Công nghiệp thực phẩm là một trong những đơn vị tham gia tích cực và có nhiều Dự án thành công. Ông vui lòng chia sẻ thêm về sự phối hợp giữa Viện và Bộ trong lĩnh vực công nghệ sinh học?
PGS. TS. Vũ Nguyên Thành: Viện Công nghiệp thực phẩm là một đơn vị trực thuộc Nạp Tiền 188bet có thế mạnh trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt trong lĩnh vực enzyme và vi sinh. Trong thời gian từ năm 2007-2020, Viện đã tham gia Đề án của Bộ với tư cách một đơn vị nòng cốt.
Cụ thể, trong quá trình triển khai Đề án, Viện đã được giao chủ trì thực hiện 23 nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong đó có nhiều đề tài được ứng dụng sản xuất, đem lại kết quả bước đầu khả quan. Tất cả các đề tài đều đã được nghiệm thu, được công bố trên các tạp chí khoa học trong vào ngoài nước có chỉ số uy tín cao. Trong quá trình này, khoảng trên 10 công nghệ xuất phát từ các đề tài nghiên cứu khoa học cũng đã được đăng ký sở hữu trí tuệ.
Về mặt nghiên cứu ứng dụng sản xuất, Viện đã phát triển, làm chủ một số công nghệ nổi bật, có giá trị ứng dụng sản xuất đa dạng, góp phần nâng cao giá trị một số hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Chẳng hạn như nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất đường maltooligosaccharide từ tinh bột sắn. Đây là loại đường sử dụng phổ biến trong sản xuất thực phẩm, làm kem, các loại đồ uống hòa tan, nước trái cây... Ngoài ra còn có các công nghệ ứng dụng sản xuất các sản phẩm từ táo mèo, rượu Whisky, tương, nem chua, sữa chua...
Nước uống từ quả gấc bằng công nghệ enzyme
Trong ứng dụng enzyme vào chế biến thực phẩm, Viện đã phát triển và giúp doanh nghiệp làm chủ nhiều công nghệ như tách chiết dầu gấc, chế biến hoa quả, chế biến phụ phẩm thủy sản...
Trong lĩnh vực công nghệ sinh học công nghệ cao, Viện đã tạo được một số chủng vi sinh vật có khả năng tái tổ hợp emzyme hoạt lực cao có đặc tính định trước. Ví dụ như chủng vi sinh vật tái tổ hợp enzyme Pichia pastoris tái tổ hợp sinh enzyme phytase, xylanase bền nhiệt, bền pepsin, hoạt động tốt trong môi trường axit của dịch dạ dày… có thể ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chăn nuôi. Viện cũng tạo ra một số chủng có khả năng chuyển hóa đường mía thành đường chức năng isomaltulose. Thời gian tới chủng này sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn trong sản xuất, giúp ngành mía đường nâng cao giá trị sản phẩm.
Nhìn chung, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng của Viện nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp sản xuất. Nhiều công nghệ đã được chuyển giao, đem lại hiệu quả kinh tế tốt.
Một số sản phẩm từ kết quả của đề tài, dự án nghiên cứu của Viện
Trong số các đề tài, dự án kể trên có nhiều sản phẩm được ứng dụng sản xuất và thương mại hóa rất thành công. Vậy những giá trị về mặt KHCN, kinh tế và giá trị xã hội mà các nghiên cứu đem lại là gì?
PGS. TS. Vũ Nguyên Thành: Một số đề tài nổi bật của Viện trong thời gian qua có tính ứng dụng cao có thể kể đến là tạo đường chức năng maltooligosaccharide từ tinh bột sắn. Như tôi đã chia sẻ ở trên thì loại đường này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất kem, cà phê, các loại đồ uống hòa tan... Trước đây chúng ta hoàn toàn phải nhập khẩu loại đường này. Trong khi đó, tinh bột sắn, nguyên liệu sản xuất đường maltooligosaccharide, có thể coi là một trong những loại nông sản chủ lực của Việt Nam. Từ thực tế này, Viện đã triển khai nghiên cứu và phát triển thành công công nghệ sản xuất enzyme có thể chuyển hóa tinh bột sắn thành đường maltooligosaccharide sử dụng trong sản xuất công nghiệp. Sản phẩm được kiểm nghiệm có chất lượng tương đương sản phẩm nhập ngoại với giá thành cạnh tranh hơn. Công nghệ này đã được chuyển giao cho Công ty Minh Dương (Hà Nội) và được ứng dụng tương đối rộng rãi. Bản thân Viện cũng sử dụng đường này.
Một dự án nữa khá thành công trong sản xuất công nghiệp, đó là sử dụng giống khởi động sản xuất các sản phẩm từ quả táo mèo như rượu vang, giấm... và một số sản phẩm khác. Điểm đặc biệt của dự án này là ứng dụng công nghệ sinh học tạo được sản phẩm giá trị gia tăng tốt có nguồn nguyên liệu bản địa. Công nghệ này đã được chuyển giao cho 02 doanh nghiệp tại Sơn La và Hưng Yên.
Ngoài ra cũng có thể kể tới một dự án khác có giá trị công nghệ và hiệu quả kinh tế tốt, đó là phát triển và làm chủ công nghệ sản xuất rượu Whisky từ nguồn nông sản trong nước. Hàng năm người Việt bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn để mua rượu nhập khẩu. Xét từ khía cạnh khác, Việt Nam là nước có tiềm năng sản xuất với sản lượng nông nghiệp lớn, chủng loại phong phú. Làm chủ công nghệ sản xuất giúp các doanh nghiệp nội địa vững vàng hơn trong việc giành lại thị trường tiềm năng này, đồng thời giải quyết đầu ra cho người nông dân. Hiện sản phẩm dự án đã được chào bán và đem lại hiệu quả kinh tế khá tốt. Đánh giá từ khách hàng là chất lượng tương đương với sản phẩm ngoại nhập thuộc phân khúc trung cấp.
Trên đây là một số ví dụ cụ thể trong nhiều nghiên cứu ứng dụng sản xuất. Bên cạnh đó, Viện cũng đang chủ động sản xuất trên 20 loại sản phẩm khác đều đã được cấp phép, sẵn sàng chuyển giao công nghệ.
Hiện nay, Viện đã và đang triển khai nhiều hoạt động hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài nhằm nghiên cứu tạo ra các sản phẩm, công nghệ mới chưa phổ biến trên thị trường. Cụ thể, Viện đang phối hợp với đối tác Thụy Điển và Thái Lan nhằm nghiên cứu các enzyme mới có khả năng thủy phân sinh khối thực vật và phát triển các sản phẩm từ nguyên liệu sắn. Đồng thời, Viện cũng đang triển khai nghiên cứu quá trình tạo bào tử của một số loại vi khuẩn và tìm kiếm các enzyme thủy phân agar. Đây là các nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các công ty Pháp và Nhật Bản. Tuy quy mô chưa lớn nhưng cũng phần nào chứng minh năng lực và ưu thế của Viện trong lĩnh vực phát triển công nghệ sinh học ứng dụng công nghiệp thực phẩm.
Ông vui lòng chia sẻ thêm vai trò của nghành công nghiệp chế trong lĩnh vực chế biến thực phẩm?
PGS. TS. Vũ Nguyên Thành: Công nghệ sinh học là một trong những thành phần cốt lõi của công nghiệp chế biến nông sản. Khi quỹ đất và năng suất đã gần tới giới hạn, thì nâng cao giá trị nông sản qua công nghiệp chế biến là con đường duy nhất. Qua chế biến, giá trị từng mặt hàng có thể tăng từ vài lần tới hàng trăm lần. Ví dụ đơn giản, gạo thô chỉ có giá vài chục ngàn một cân, nhưng nếu chế biến ra sản phẩm như mì, bún, giấm, rượu gạo… thì giá trị tăng nhiều lần.
Giá trị xuất khẩu nông sản hàng năm của Việt Nam đạt khoảng 40 tỷ USD và chủ yếu là nguyên liệu thô, chưa qua chế biến hoặc chế biến rất ít như gạo, tôm, phi lê cá… Các nhà hoạt định chính sách kỳ vọng trong thời gian tới có thể đẩy mạnh, đưa giá trị xuất khẩu nông sản sau chế biến lên gấp 10 lần con số này. Trong quá trình đó, công nghệ sinh học đóng vai trò trọng yếu. Các nhà khoa học là người sẽ góp phần tạo ra những công nghệ, sản phẩm mới có tính cạnh tranh, nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam.
PGS. TS. Vũ Nguyên Thành (bên phải) tham gia tọa đàm Phát triển Công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030
Các hoạt động triển khai "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020" đã có tác động tích cực thế nào tới hoạt động nghiên cứu của Viện nói riêng và ngành công nghiệp thực phẩm nói chung?
PGS. TS. Vũ Nguyên Thành: Có thể nói Đề án đã tạo nhiều chuyển biến tích cực cho hoạt động nghiên cứu của các viện nói chung và của Viện Công nghiệp thực phẩm nói riêng.
Thứ nhất, Đề án đã góp phần định hướng hoạt động nghiên cứu cho các viện. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các viện đang hướng tới tự chủ tài chính.
Tiếp theo, qua tham gia thực hiện các đề tài, dự án, năng lực nghiên cứu của các cán bộ được cải thiện, trưởng thành hơn cả về kinh nghiệm nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn. Bên cạnh đó, Viện đã phát triển được những công nghệ cốt lõi trong lĩnh vực công nghệ vi sinh, công nghệ enzym… đảm bảo khả năng đóng góp cho sự phát triển của ngành.
Cuối cùng, Viện cũng tiến gần hơn tới tự chủ tài chính qua các dự án hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh.
Ông có thể chia sẻ thêm về định hướng phát triển, nghiên cứu của Viện trong thời gian tới?
PGS. TS. Vũ Nguyên Thành: Chắc chắn Viện sẽ vẫn tập trung nghiên cứu, phát huy các thế mạnh sẵn có trong công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme để để tạo ra những công nghệ mới, sản phẩm mới có tính cạnh tranh, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. Song song, chúng tôi cũng xác định nghiên cứu bám sát, tận dụng khai thác các nguồn nông sản chủ lực, nguyên liệu trong nước; tăng cường liên kết, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Hiện nay Nạp Tiền 188bet
đang xây dựng xây dựng danh mục công nghệ, sản phẩm công nghệ cao về công nghệ sinh học ngành Công Thương triển khai đến năm 2030 đồng thời Xây dựng Đề án phát triển công nghiệp sinh học đến 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với vai trò là đơn vị nghiên cứu đầu ngành, ông có đề xuất, góp ý gì để triển khai có hiệu quả các Chương trình, đề án trong thời gian tới?
PGS. TS. Vũ Nguyên Thành: Thứ nhất, để đảm bảo tính bền vững, cần cân nhắc các yếu tố liên quan tới xu hướng thị trường, các nguồn nông sản chủ lực, năng lực sản xuất… Cần xây dựng một danh mục công nghệ dựa trên nhu cầu và năng lực thực tế. Do đó, sự hợp tác giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp rất quan trọng.
Thứ hai, để phát triển một sản phẩm hoàn chỉnh phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng không phải một sớm một chiều, cần nỗ lực và hợp tác giữa nhiều bên. Sẽ hiệu quả hơn nếu các nhà khoa học được tạo điều kiện nghiên cứu dài hơi, ví dụ như một chuỗi đề tài cùng giải quyết một vấn đề, với sự đầu tư thích đáng về mặt thời gian và tài chính. Trong đó, tôi nhấn mạnh hơn yếu tố thời gian. Như vậy mới có khả năng tạo ra nhiều công nghệ, sản phẩm mang tính đột phá, cạnh tranh.
Cuối cùng, tôi đề xuất xây dựng các trung tâm kết nối và chuyển giao công nghệ, nơi có thể hội tụ cả ba nhà: nhà quản lý, nhà khoa học và nhà sản xuất (doanh nghiệp). Thực ra đây không phải là ý tưởng hoàn toàn mới. Nhưng riêng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm thì vẫn chưa có một địa chỉ để người xây dựng chính sách, người tạo ra công nghệ và người sử dụng công nghệ gặp nhau. Vì vậy mong các nhà quản lý sớm đưa vấn đề này vào danh mục công việc ưu tiên, nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành.
Xin cảm ơn ông!