Xử lý đất ô nhiễm tại Việt Nam
Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa phối hợp với Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân (Đức) tổ chức hội thảo “Xử lý đất ô nhiễm tồn lưu kim loại nặng tại Việt Nam - kinh nghiệm từ phía Đức”. Hội thảo được đánh giá có nhiều sáng kiến hữu ích song còn quá nhiều vấn đề đặt ra với Việt Nam trong bối cảnh mất kiểm soát về tình trạng môi trường như hiện nay.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Adler - Thứ trưởng Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân (Đức) cho biết, hơn 10 năm qua, Việt Nam và Đức đã có nhiều cuộc gặp, hoạt động, hội thảo liên quan đến bảo vệ, xử lý đất ô nhiễm đất. Cụ thể, t háng 7/2015, hai bên đã nâng tầm hợp tác, thể hiện hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia thông qua dự án trồng cây năng lượng để bảo vệ khí hậu. Dự án thử nghiệm tính khả thi trong việc sử dụng các diện tích mỏ đã đóng cửa để trồng cây năng lượng thông qua sáng kiến môi trường quốc tế, góp phần xử lý đất có ô nhiễm tồn lưu kim loại để tái sử dụng.
Tiến sỹ Harald Mark, Giám đốc Công ty MSP Bochum (Đức) cho rằng Việt Nam hiện có 5.000 km2 khu vực khai thác mỏ, trong đó có các khu chứa đất đá đã được khai thác quặng, vũng bùn. Cách tiếp cận trong quản lý sự ô nhiễm tồn lưu gồm điều tra, khảo sát về các điểm nguy cơ ô nhiễm, tồn lưu; đánh giá về sự nguy hại bằng việc lấy mẫu và phân tích; cải tạo và đảm bảo an toàn.
Tại Việt Nam, vấn đề khai thác khoáng sản luôn đặt ra bài toán về xử lý ảnh hưởng tới môi trường. Nhiều doanh nghiệp khai thác than, khoáng sản đã chú trọng đến vấn đề thu gom, xử lý chất thải, xây dựng các trạm xử lý nước thải mỏ than và khoáng sản công suất trên 100 triệu m3/ năm đảm bảo thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại thu gom, xử lý triệt để chất thải nguy hại phát sinh trong sản xuất. Chất thải rắn thông thường được thu gom, đổ thải đúng quy hoạch, thiết kế, cấp tối đa cho các doanh nghiệp khai thác tái sử dụng.
Quá trình cải tạo, phục hồi đất ô nhiễm kim loại nặng đòi hỏi công nghệ phức tạp và vốn đầu tư cao. Để xử lý, các biện pháp truyền thống thường được lựa chọn sử dụng như cơ, lý, hóa học và sinh học với việc sử dụng thực vật có khả năng hấp thụ hoặc tồn tại trong đất, trên những vùng đất bị ô nhiễm.
Nhân dịp này, Viện Độc lập về các lĩnh vực Môi trường (Đức) đã bàn giao hai thiết bị quang phổ có công nghệ hàng đầu trên thế giới hiện nay cho Tổng cục Môi trường, giúp Việt Nam phân tích nhanh mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất, cùng với chương trình tư vấn, tập huấn cho cán bộ các tỉnh sử dụng thiết bị này.
Nhận định chung về Hội thảo cho thấy, ô nhiễm môi trường nước, lưu vực sông, không khí, đất, tồn lưu kim loại nặng trong đất đặt ra nhiều vấn để Việt Nam phải xử lý. Tuy nhiên, cần nghiêm túc nhìn nhận rằng, vấn đề này hiện không phải là trách nhiệm của Chính phủ hay riêng một Bộ, ngành nào, đó phải là sự vào cuộc, chung tay của tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, của mọi tổ chức, cá nhân để gìn giữ và duy trì một môi trường sống trong lành, ổn định.
Thời gian gần đây, Nạp Tiền 188bet là một trong số những Bộ, ngành có động thái tích cực nhất trong việc bảo vệ môi trường. Đích thân người đứng đầu ngành Công Thương đã trực tiếp có những chỉ đạo sát sao tới các đơn vị, ban hành văn bản (ra Chỉ thị môi trường), thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra tại các dự án, doanh nghiệp hoặc các vùng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet nhiều lần khẳng định kiên quyết xử lý những sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường, bởi “Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách, chúng ta không còn đường lùi”.
Hoàng Ngân