Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

"Bệnh" thiếu ý thức

Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, sáng chủ nhật, trời nắng dịu, người đi tập thể dục tấp nập, hối hả chạy qua chạy lại. Hối hả đến nỗi tiện tay vứt vỏ chai nước xuống bãi cỏ, gốc cây. Họ vội, hẳn rồi, dù là cuối tuần họ vẫn vội tập cho xong để đi chơi cơ mà.

 

Vứt có tí rác, đâu ảnh hưởng đến ai? Ấy là họ nghĩ như thế. Họ có ý thức giữ vệ sinh môi trường không? Chắc chắn là không rồi, ai cũng biết và họ cũng biết. Rồi một ông Tây đi tới. Trên tay ông là chiếc túi nilon, tay kia cầm chiếc kẹp sắt. Ông nhanh nhẹn dùng kẹp gắp những vỏ chai, vỏ hộp, mẩu thuốc lá, vỏ kẹo cao su… vương vãi quanh gốc cây, bụi cỏ. Người qua lại nhìn ông với ánh mắt lạ lùng. Tại sao một người nước ngoài ăn mặc lịch sự lại làm một việc “dở hơi” như vậy?

 

Việc làm của ông Tây có ích gì cho môi trường không? Chắc là có rồi, nhưng chỉ như muối bỏ bể vì một mình ông không thể nhặt hết rác ở Bờ hồ được. Phần lớn rác vẫn vương vãi ở đó sau mỗi buổi tối. Ông Tây nhặt rác có được lợi gì cho mình không? Không, hẳn rồi, nhưng ít ra, ông cũng cảm thấy thoải mái vì mình đã đóng góp một phần công sức bảo vệ môi trường sống của chính ông, cho dù thời gian ông sống ở môi trường đó rất ít. Nói về ý thức, ông Tây hơn rất nhiều những người xả rác kia. Sự việc ông Tây nhặt rác ở Bờ Hồ đã được lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với tốc độ chóng mặt. Hàng ngàn ý kiến ủng hộ việc làm của ông Tây và chỉ trích những người xả rác vô ý thức, một số người còn tổ chức ra dọn vệ sinh cùng ông. Việc làm đó rất đáng khen ngợi, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều người chỉ biết nói miệng mà không hành động gì để bảo vệ môi trường, thậm chí còn xả rác thêm gây ô nhiễm chính nơi họ đang sống. Qua sự việc này có thể kết luận: ý thức bảo vệ môi trường của dân Tây rất tốt, còn ý thức của dân ta quá kém, ngay cả với những người dân ở thành phố lớn.

 

 

Đã từ lâu, xả rác là bừa bãi là vấn nạn của xã hội. Học sinh đi đường, ăn xong cây kem, vứt luôn que ra đường. Người lớn đi đường, hút xong điếu thuốc, vứt toẹt đầu mẩu xuống đất. Giờ đổ rác sắp đến, người dân ào ra đường đổ vội xô rác, vứt vội túi rác xuống vệ đường mà không thèm quan tâm đến thùng rác ở ngay cạnh đó. Những sự việc quen thuộc, tưởng chừng như rất bình thường đó đang hằng ngày, hằng giờ diễn ra trước mắt chúng ta. Thế mới biết, thói quen xả rác bừa bãi đã trở thành một căn bệnh trầm kha, một phản xạ ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều người vô ý thức. Nếu bạn hỏi 10 người, tôi tin rằng ít nhất 5 người trong số đó thừa nhận đã có lần họ vứt rác bừa bãi. Sự thật mất lòng đó không thể không thừa nhận. Tất cả cũng chỉ quy về một mối, đó là “bệnh” thiếu ý thức đã trở thành đại dịch. Thực trạng nhức nhối này ai cũng biết, cả người dân lẫn các nhà quản lý. Nhưng biết thì biết như vậy, việc xả rác bừa bãi vẫn cứ xảy ra thường xuyên.

 

Ở các đô thị lớn trên thế giới, rác trên đường là “của hiếm” vì người dân rất có ý thức. Họ không bao giờ xả rác ra đường nhất là trong đô thị. Không nói đâu xa, ngay ở Singapore, đường phố sạch như lau như li. Họ bị cấm xả rác? Phải rồi, nhưng quan trọng là ý thức bảo vệ môi trường của họ rất tốt. Nó có thể coi như một thứ “văn hóa” ăn sâu vào tiềm thức của họ. Một nguyên nhân nữa khiến các đường phố bên họ sạch sẽ là họ xử phạt rất nặng hành vi xả rác ở nơi công cộng. Nếu lỡ tay xả rác, bạn sẽ bị phạt rất nặng, bạn sẽ phải mất cả tháng lao động công ích, không kể mất một khoản tiền lớn. Chính vì thế, nạn người dân gây ô nhiễm môi trường được giải quyết mà không tốn nhiều công sức. Còn ở ta, tuy đã có luật cấm xả rác bừa bãi nơi công cộng nhưng xử lý còn chưa nghiêm. Phần lớn người dân đều coi xả rác là việc bình thường và chẳng buồn nhắc nhở. Vì thế đã ô nhiễm càng thêm ô nhiễm, nhất là ở các đô thị lớn. Qua kinh nghiệm của nhiều nước, có thể thấy: luật lệ tạo dựng ý thức. Chỉ cần có chế tài xử lý nghiêm, phạt thật nặng những người xả rác bừa bãi thì hoàn toàn có thể trị tận gốc căn bệnh thiếu ý thức này. Bên cạnh đó, cần tích cực đẩy mạnh việc giáo dục cho thế hệ trẻ, phải giáo dục từ rất sớm, từ lúc chưa biết gì, để những “người lớn sau này” hình thành ý thức bảo vệ môi trường từ khi còn nhỏ.

 

Chiều muộn, con đường đi làm quen thuộc vẫn đông nghịt. Thỉnh thoảng lại trên đường lại hiện lên những vỏ bánh kẹo, túi nước mía. Tôi vừa cho xe nhích từng centimet, vừa mơ về những con đường sạch sẽ tinh tươm, để không còn những ông Tây phải làm nhân viên vệ sinh bất đắc dĩ ở Việt Nam.

Đinh Thành Trung

Cuộc thi "Bảo vệ môi trường ngành Công Thương" do Cổng thông tin Điện tử Nạp Tiền 188bet tổ chức bắt đầu từ ngày 15/10 đến hết ngày 15/12/2016.

Đây là cuộc thi dành cho mọi công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam giúp phản ánh thực trạng môi trường, như ô nhiễm không khí, nước... Qua đó đề xuất các sáng kiến bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng môi trường sống tại các nhà máy điện, than, xi măng, dầu khí, hóa chất, thép… Đồng thời, hiến kế các giải pháp bảo vệ môi trường tại các dự án, nhà máy, khu công nghiệp của các tập đoàn, tổng công ty thuộc Nạp Tiền 188bet .

Bấm vào đây để gửi bài dự thi

 

 

 

 

 

Tin nổi bật

Liên kết website