Tôi muốn giữ lại một Hà Nội thật tinh khôi!
"Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội
Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh..."
Lời bài hát "Trời xanh Hà Nội" của nhạc sĩ Văn Ký đã đi vào lòng của biết bao thế hệ người yêu Hà Nội. Dấu ấn Hà Nội để lại là một nơi yên bình, xanh mát và trong lành - như là một nét đẹp rất riêng, rất Hà Nội.
Thế nhưng, đã lâu lắm rồi, cả tôi, cả bạn, chúng ta đã không còn nhìn thấy bầu trời xanh thăm thẳm của thủ đô, kể cả những ngày nắng đến chói chang.
Và nếu bạn tinh ý, hẳn đã dễ dàng nhận thấy, mùa Thu Hà Nội chẳng còn vẻ lãng đãng, ngọt ngào và dịu dàng đến mê lòng người - như đã từng đi vào thơ ca lãng mạn, như một dấu ấn khó phai với những ai đã một lần sống trong trời Thu Hà Nội. Và dường như hoa sữa cũng bớt nồng nàn, đắm đuối,... bởi giờ đây, nếu bạn muốn hít căng lồng ngực mùi của hương mùa Thu Hà Nội ấy thì phải hít hà qua một lớp của khẩu trang hoạt tính mới thực sự yên tâm.
Đã bao lâu rồi, bạn không nhìn thấy bầu trời Hà Nội trong xanh như thế này? (Ảnh: wikimedia)
Nếu bạn là người Hà Nội gốc, hẳn sẽ không thể quên Hồ Gươm một buổi sáng mùa thu trong trẻo - thời điểm lý tưởng cho một cuộc tản bộ, tận hưởng không khí mát lành và tinh khiết của thành phố bình yên; hay ký ức tuyệt vời của những buổi tối cuối tuần bên gia đình, thoải mái dạo chơi trên những con phố quen thuộc của thủ đô, thưởng thức những món ăn vặt mà ngày thường không có,...
Tôi sống ở Hà Nội từ năm 2007. Hà Nội trong tôi là những hàng cây cổ thụ xanh mát trên đường Hoàng Diệu, là những buổi tối mùa Thu với ngọt ngào hương hoa sữa, là hiếm hoi những buổi sáng dậy thật sớm, ngắm nhìn một thủ đô yên tĩnh đến lạ thường, là hình ảnh một cụ già không kể mưa nắng, sáng sáng mang chuối ra chợ mưu sinh,... Tôi yêu nơi này bởi những thứ rất đời thường như thế, và tôi thấy thương, thấy xót xa cho một Hà Nội đã từng đáng yêu, sáng mát, trong lành...
Cuộc sống với cơm áo, gạo tiền với nhiều bon chen khiến chúng ta - những con người rất trẻ và tưởng chừng như rất văn minh - trở nên vô tâm và vô cảm ngay với cả cuộc sống của chính mình.
Bạn thờ ơ đến nỗi, chẳng nhận ra được, từ rất lâu rồi, trời Hà Nội không còn trong và xanh như nó vốn có, mà thay vào đó là một lớp sương mù dày đặc - thứ mà các nhà khoa học gọi là "sương mù hoá quang" - bao quanh.
Bạn vô tâm đến nỗi, chẳng bao giờ bận tâm khi thấy, thứ đồ dùng không thể thiếu của người dân thủ đô mỗi khi ra đường lại là chiếc khẩu trang.
Hà Nội "khoác" lên mình "lớp áo" sương mù quang hoá - che lấp bầu trời trong xanh vời vợi, thay vào đó là khói bụi và bệnh tật (ảnh minh hoạ)
Hiện thực, Hà Nội là một chuỗi ngày quá dài, tôi và bạn chưa nhìn thấy trời xanh vời vợi. Chúng ta đang sống trong một môi trường ô nhiễm đến mức báo động. Hẳn tôi không phải nói nhiều các bạn cũng đã rõ, bởi những ngày qua, báo đài đã đưa tin quá nhiều về mức độ ô nhiễm trầm trọng của thủ đô. Và hẳn các bạn cũng hiểu, chúng ta đang chết từ từ, một cách chậm rãi ngay khi chúng ta đang sống. Nhưng, bạn có bận tâm? Hay vẫn tiếp tục thờ ơ với cuộc sống của mình?
Không khí dày đặc khói bụi mùi trắng, không chỉ gây ảnh hưởng đến tầm, mà đang từng ngày huỷ hoại sức khoẻ của chúng ta. Đừng bao biện cho bản thân và hãy thôi đổ lỗi rằng đó là do bếp than tổ ong, là do những người nông dân đốt rơm rạ. Hãy khách quan mà thừa nhận rằng: chính chúng ta là nhân tố phá huỷ môi trường sống của mình.
Nhìn vào thực tế đi, bởi về cơ bản, sự hình thành sương mù quang hóa là do các chất khí NOx, CnHm thải ra từ động cơ xe cơ giới. Nói một cách dễ hiểu, đây chính là khói xe máy, xe ô tô đang không ngừng thải ra mỗi ngày.
Và cứ như thế, hằng ngày, chúng ta đang vô tình tự mình "vẽ " cho "bức tranh" sương mù quang hoá thêm dày đặc. Chúng ta đang phả ra không khí những chất thải bẩn vô cùng. Chúng ta đang tự giết chết mình, giết chết tương lai của thế hệ trẻ.
Nếu nói khắc nghiệt hơn một chút, là bạn đang phả khói xe, không chỉ cho những đứa con nhà hàng xóm hít, mà chính là để con mình hít phải những thứ độc hại và ô nhiễm ấy.
Hãy thôi đổ lỗi cho than tổ ong và người dân đốt rơm rạ. Chúng ta chính là kẻ đang hàng ngày huỷ hoại cuộc sống của chính mình. (ảnh minh hoạ)
Bởi vậy, nếu muốn cứu lấy bản thân mình và thế hệ tương lai, đừng trông chờ vào một cuộc cải cách, đừng huyễn hoặc rằng làm sạch không khí là trách nhiệm của các nhà chức trách. Hãy hành động khi quá muộn!
Cuộc cải cách sẽ do chính chúng ta làm chủ - từ những hành động rất nhỏ nhưng thiết thực hằng ngày.
Di chuyển 200m cũng dùng xe máy, nổ máy ngay cả lúc chờ đèn đỏ,... là những thói quen cực kỳ xấu; không có phương tiện nào có thể thay thế xe máy - là tư duy cũ rích, nhưng lại ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ 7x trở về trước.
Thay đổi thói quen đã là một điều khó, thay đổi tư duy lại càng khó hơn. Tự bản thân tôi hiểu rằng, chúng ta sẽ chẳng thể chờ đợi sự thay đổi từ lớp người đi trước - những người già với thứ quan niệm cổ hủ rằng xe máy là phương tiện không thể thay thế. Tuy nhiên, tôi hi vọng, cái hi vọng cực kỳ thực tế ở thế hệ trẻ, rằng sẽ có một ngày, chính các bạn sẽ làm thay đổi cuộc sống của chúng ta - với sự hiểu biết, học thức và văn minh của thế hệ tương lai đất nước.
Hãy hành động để trả lại một Hà Nội yên bình và trong trẻo (ảnh minh hoạ)
Hạn chế sử dụng xe máy và dần dần loại bỏ xe máy ra khỏi cuộc sống, thay thế bằng một phương tiện giao thông văn minh hơn như xe điện, để trả lại môi trường xanh, sạch mà xe máy và các phương tiện chạy bằng xăng đã lấy đi của chúng ta.
Chúng ta có tuổi trẻ, có nhận thức, đừng ngại thay đổi - bởi thay đổi đó chính là đang "cứu vớt" Hà Nội, "cứu vớt" cuộc sống của chúng ta.
Tôi còn muốn sống đời sống như trong những câu hát đầy ý nghĩa của nhạc sỹ Văn Ký:
"Thân thương quá nụ cười người Hà Nội.
Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi, Hà Nội ơi!"
Tôi muốn giữ lại một Hà Nội tinh khôi...!!!
Cuộc thi "Bảo vệ môi trường ngành Công Thương" do Cổng thông tin Điện tử Nạp Tiền 188bet tổ chức bắt đầu từ ngày 15/10 đến hết ngày 15/12/2016. Đây là cuộc thi dành cho mọi công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam giúp phản ánh thực trạng môi trường, như ô nhiễm không khí, nước... Qua đó đề xuất các sáng kiến bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng môi trường sống tại các nhà máy điện, than, xi măng, dầu khí, hóa chất, thép… Đồng thời, hiến kế các giải pháp bảo vệ môi trường tại các dự án, nhà máy, khu công nghiệp của các tập đoàn, tổng công ty thuộc Nạp Tiền 188bet . |
Nguyễn Thị Hằng