Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đẩy mạnh ứng phó với biến đổi khí hậu tại miền Trung và Tây Nguyên

Hơn 100 đại biểu dự Hội thảo tham vấn khu vực miền Trung và Tây Nguyên về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tổ chức ngày 17/8, tại Đà Nẵng.

n và bảo vệ môi trường.

Hội thảo có sự tham dự của hơn 100 đại biểu các bộ, ngành, chuyên gia, tổ chức quốc tế, lãnh đạo 16 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên...

Ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được quan tâm, chú trọng hơn. Đảng đã tiếp tục ban hành thêm 6 nghị quyết có liên quan. Thể chế, chính sách được hoàn thiện thêm một bước với những tư duy mới, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng của thời đại…

Hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp về biến đổi khí hậu, tài nguyên môi trường đã kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư tại 52/63 địa phương. Về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Việt Nam đã xác định danh mục hơn 1.900 cơ sở phát thải lớn; xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính; xây dựng Đề án phát triển ; kiểm kê khí nhà kính đã đáp ứng yêu cầu quốc tế...

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)

Về điều tra cơ bản tài nguyên, Việt Nam đã hoàn thành điều tra, đánh giá thoái hóa đất cho 6 vùng kinh tế-xã hội; lập bản đồ địa chính 75% diện tích tự nhiên; lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000; xây dựng cơ sở dữ liệu dốc và cập nhật tài nguyên rừng, công bố diễn biến rừng hàng năm…

Tại Hội thảo, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết thành phố hướng đến đô thị sinh thái, 3/5 lĩnh vực kinh tế mũi nhọn đều gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu và . Đà Nẵng đã quan tâm, tập trung nhiều nguồn lực để quy hoạch, đầu tư các dự án quan trọng để xử lý kịp thời các điểm nóng về môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

Hiện một số chỉ tiêu về bảo vệ môi trường đã đạt và vượt kế hoạch như chỉ số chất lượng không khí luôn sạch; 100% nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn; 100% hộ dân được sử dụng nước sạch; 100% chất thải rắn được thu gom và xử lý; tỷ lệ che phủ rừng đạt 45,6%...

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, thành tựu nổi bật sau 10 năm triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW là sự thay đổi căn bản trong nhận thức, tư duy của các bộ, ngành Trung ương và các địa phương về công tác ứng phó với , quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Môi trường được coi là điều kiện nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Ứng phó với biến đối khí hậu nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, từng bước chuyển từ coi thích ứng là trọng tâm sang kết hợp giảm phát thải khí nhà kính, tận dung cơ hội để hướng tới nền kinh tế xanh, carbon thấp.

Tài nguyên được điều tra, đánh giá, quản lý bền vững hơn, được phân bổ theo tín hiệu thị trường thông qua đấu giá quyền sử dụng, quyền khai thác. Tư duy về bảo vệ môi trường được chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm lớn. Kinh tế tuần hoàn đã được thể chế hóa, tạo lập điều kiện để phát triển...

Tuy nhiên, thiệt hại do thiên tai vẫn còn lớn, diễn biến và các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Việc khai thác tài nguyên vẫn còn chưa thực sự bền vững, việc sử dụng chưa thật tiết kiệm, hiệu quả. Cường độ sử dụng tài nguyên, năng lượng còn ở mức cao so với thế giới. Xu hướng ô nhiễm môi trường còn tiếp diễn, suy thoái đa dạng sinh học chưa được ngăn chặn.

Từ khi Nghị quyết 24-NQ/TW ra đời đến nay, bối cảnh thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi. Do đó, những vấn đề đối với việc thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cần được xem xét, cập nhật để đáp ứng các vấn đề đang nổi lên và xác định được các nhóm giải pháp, các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tiếp tục thực hiện thành công Nghị quyết quan trọng này.

Các đại biểu tham dự Hội thảo đã cho ý kiến về tình hình triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW và đề xuất các quan điểm, mục tiêu, giải pháp trong thời gian tới. Hội thảo nhận được các ý kiến đóng góp thiết thực và hữu ích từ các chuyên gia, nhà khoa học để tổng hợp, hoàn thiện Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW.

Theo kế hoạch, sau Hội thảo tại ba miền, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục hoàn thiện báo cáo tổng kết Nghị quyết và gửi xin ý kiến chính thức của các bộ, ngành, địa phương trước khi trình Bộ Chính trị trong thời gian tới./.


Nguồn:TTXVN/Vietnam+ Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website