Chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong quản lý, vận hành hồ chứa quặng đuôi; khai thác, chế biến khoáng sản
Chiều ngày 21/10, tại Lào Cai, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Nạp Tiền 188bet đã tổ chức hội thảo “Bảo vệ môi trường trong quản lý, vận hành hồ chứa quặng đuôi trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản”.
Hội thảo do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức |
Số liệu thống kê cho thấy, các hồ chứa có dung tích đa dạng từ vài chục nghìn đến hàng triệu m3, tuỳ thuộc vào công suất khai thác mỏ. Trên cả nước hiện có 10 hồ có dung tích trên 1 triệu m3; 38% các đập khảo sát được xây dựng bằng đất, 32% sử dụng kết hợp vật liệu đất, đá, bê tông, số lượng các đập xây bằng bê tông và đá hộc chỉ chiếm tương ứng 5% và 3%; 20/120 đập chắn được nâng chiều cao nhưng 70% đập được nâng chiều cao không lập phương án thiết kế, các trường hợp còn lại đều do chủ đầu tư tự lập và phê duyệt; 39% doanh nghiệp không lập kế hoạch vận hành, bảo trì đập và hồ chứa trong quá trình sản xuất.
Do chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế hồ, đập chứa quặng đuôi nên hầu hết hồ, đập hiện tại được thiết kế, xây dựng vận dụng các quy định đối với hồ, đập chứa nước. Thực tế cho thấy, quá trình vận hành hồ, đập chứa quặng đuôi gây ra nhiều sự cố về an toàn và (mặc dù đều được xây dựng theo đúng thiết kế được phê duyệt ban đầu). Khi xảy ra sự cố thì doanh nghiệp, cơ quan quản lý đều bị động, không rõ trách nhiệm quản lý thuộc về cơ quan nào và không có phương án chủ động ứng phó sự cố kịp thời.
Để tăng cường năng lực về bảo vệ môi trường nói chung và công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hồ chứa quặng đuôi nói riêng, ngày 30/11/2020, ban hành Thông tư số 41/2020/TT-BCT quy định về quản lý vận hành hồ chứa quặng đuôi trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2021.
Ông Đinh Văn Tôn - Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - cho biết, trên thực tế đã xảy ra nhiều sự cố liên quan đến hồ chứa quặng đuôi. Trong khi đó chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về quản lý an toàn các hồ chứa quặng đuôi, từ lựa chọn vị trí, thiết kế, xây dựng, vận hành đến cải tạo, phục hồi môi trường các hồ thải.
Bên cạnh đó, các quy định pháp luật hiện tại (bao gồm Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 40/2019/NĐCP, Thông tư 26/2016/TT-BCT, Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án) mới chỉ quy định chung chung ở khâu thiết kế, xây dựng ban đầu (Khoản 2, Điều 52a, Nghị định 40). Nghị định 98/2017/NĐ-CP thì lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Nạp Tiền 188bet . Vì vậy, việc xây dựng Thông tư 41/2020/TT-BCT rất cần thiết, để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn và công tác quản lý nhà nước vận hành an toàn hồ chứa quặng đuôi trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
Theo ThS. KSC. Nguyễn Thị Lài - Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim: Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng và phong phú, với trên 5.000 điểm mỏ, quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau nằm rải rác ở các tỉnh trên cả nước. Song hiện nay, công tác khai thác khoáng sản ở nước ta chủ yếu áp dụng phương pháp khai thác lộ thiên. Phương pháp khai thác hầm lò chủ yếu được áp dụng với quặng chì kẽm, vàng và một số loại khác với công suất nhỏ.
So với các hoạt động công nghiệp khác, khai thác và chế biến khoáng sản tạo ra khối lượng lớn các chất thải rắn, đôi khi gần bằng lượng đất đá đào được, do đó chiếm dụng nhiều diện tích đất đai để chứa các loại chất thải này.
Khác với hoạt động công nghiệp khác, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản có tác động môi trường sớm hơn rất nhiều, từ khi thăm dò xác định nguồn tài nguyên và kết thúc rất muộn, thậm chí hàng trăm năm sau khi các hoạt động đó chấm dứt. Do đó, trong nhiều trường hợp nhất định, nếu không được nghiên cứu đánh giá đầy đủ ngay từ đầu thì việc đóng cửa hay di dời các cơ sở khai thác và chế biến khoáng gây ô nhiễm cũng không có tác dụng hạn chế việc ô nhiễm tiếp tục kéo dài.
Vì vậy, để bảo vệ môi trường, đại diện Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đề xuất giải pháp tái sử dụng chất thải mỏ, như tái sử dụng nước thải; tái sử dụng chất thải rắn. Cụ thể, nước thải đã qua xử lý được tái sử dụng vào các dây chuyền sản xuất. Nguồn nước tái sử dụng sau khi xử lý phục vụ chủ yếu cho công tác sàng tuyển, phun sương dập bụi, vệ sinh thiết bị.
Đối với nước thải sản xuất nhà máy tuyển: Theo quy trình công nghệ, nước thải từ quá trình tuyển quặng được đưa vào các bể cô đặc. Tại đây, cùng với chất trợ lắng, nước được lắng trong, phần chủ yếu được bơm tuần hoàn trở lại cho quá trình sản xuất, cơ bản không xả thải ra ngoài môi trường.
Với giải pháp tái sử dụng chất thải rắn: Đất bóc, đất đá thải sẽ được sử dụng để cải tạo phục hồi môi trường. Riêng với quặng đuôi, có nhiều giải pháp tách nước khỏi quặng đuôi như để bốc hơi, để lắng trong rồi tái sử dụng hoặc để tràn tự nhiên, có thể bơm hút hoặc tháo nước chảy tự nhiên qua tháp thu nước trong... cần thu hồi tối đa lượng nước thải từ hồ thải quặng đuôi để tái sử dụng và hạn chế lượng nước thấm xuống đất.
Để đáp ứng công tác bảo vệ môi trường các hồ chứa quặng đuôi, tại hội thảo, nhiều đại biểu đã nhấn mạnh về yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế hồ thải. Theo đó, tùy tính chất nên xem xét bố trí xây dựng, lắp đặt các trạm quan trắc trong quá trình vận xây dựng để theo dõi; giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình theo thiết kế đã phê duyệt; bố trí các thiết bị theo dõi, đo đạc, kiểm soát chất lượng công tác xây dựng, kiểm soát hoạt động dịch chuyển và biến dạng lún đập thải, độ lỗ rỗng thân đập…
Bố trí các công trình thu nước, xả lũ và thoát nước không để nước tràn qua đỉnh đập, đảm bảo an toàn cho công trình, hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nước xả lũ cần được thu gom và xử lý đảm bảo yêu cầu môi trường trước khi sử dụng tuần hoàn hoặc xả thải vào nguồn nước khu vực. Dung tích đủ chứa chất thải, giữ nước trong cả các trận lũ bất thường...