Cần lắm những hành động vì môi trường
Là một phóng viên theo dõi Ngành, chưa đủ lâu nhưng cũng đủ để tôi hiểu về những vấn nạn mà Ngành đang gặp phải, đặc biệt là gánh nặng trên vai vị tư lệnh Ngành vừa nhận chức chưa được bao lâu.
Theo tôi, môi trường ngành Công Thương, cụ thể ra là môi trường công nghiệp. Về lĩnh vực này, Nạp Tiền 188bet
có riêng một đơn vị tham mưu cho Bộ trưởng là Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp. Song, lực lượng như vậy vẫn là quá mỏng. Nền công nghiệp của một đất nước đang thời kỳ mở cửa, hội nhập sâu rộng, từ lâu đặt ra mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì có hàng tỉ các vấn đề cần quản lý ở cấp nhà nước. Thế nhưng trách nhiệm lại đặt lên vai của số ít những con người như vậy, dù có không muốn cũng bị quá tải và tình trạng môi trường công nghiệp khó kiểm soát là chuyện tất yếu sẽ xảy ra. Vì vậy, tôi thực sự “thương” Bộ trưởng cũng như mấy vị lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp quá, nước ta đã mất kiểm soát về tình trạng môi trường từ rất lâu rồi, từ thời xa xôi nào, nên bây giờ các vị lãnh đạo phải gánh chịu hậu quả, bị dân kêu, dân oán, thậm chí doanh nghiệp trước được thả lỏng, giờ siết chặt quản lý cũng “tha thiết” kêu gào. Bốn phía kêu than như vậy, ngài Bộ trưởng chỉ lo cho riêng bảo vệ môi trường công nghiệp thôi cũng đã mệt lắm rồi.
Muốn bảo vệ môi trường ngành Công Thương, cốt là ở phía các doanh nghiệp sản xuất. Người dân chỉ góp phần bảo vệ môi trường sống mà thôi. Về phía các doanh nghiệp, cốt lại ở người đứng đầu. Nếu một người lãnh đạo tài giỏi được cộng thêm cái “tâm”, cái “đức”, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội thì môi trường công nghiệp của chúng ta đâu đến nỗi có nhiều “tiếng kêu cứu” đến vậy. Vì thế, tôi cho rằng, những người đứng đầu doanh nghiệp cần được đào tạo bài bản các kiến thức về môi trường, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quy trình sản xuất, hạn chế tối đa việc xả thải ra môi trường, có quy trình xử lý rác thải an toàn. Nếu không có kinh nghiệm xử lý rác thải đúng quy trình, doanh nghiệp cần có sự liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp chuyên xử lý rác thải công nghiệp để quá trình này không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Về phía các cơ quan quản lý, tôi tha thiết mong các cán bộ thanh tra hãy làm việc công tâm, nếu phát hiện sai phạm thì xử lý nghiêm những doanh nghiệp cố thành hủy hoại môi trường. Chỉ cần một vài trường hợp được xử lý nghiêm khắc, sự răn đe ắt có sự lan tỏa và trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ ngày càng được cải thiện.
Từ năm 1972, Liên Hiệp quốc đã chọn ngày 5/6 là Ngày Môi trường thế giới. Từ đó đến nay, không chỉ riêng ngày đó mà chuỗi hoạt động trong tuần lễ có Ngày Môi trường thế giới được các nước thuộc mọi khu vực, lãnh thổ kết nối lại, cùng chung mục tiêu làm thay đổi nhận thức của nhân loại về vai trò của môi trường sống, từ đó thay đổi hành động đế giữ gìn và bảo vệ sự sống. Ý nghĩa và mục tiêu của ngày này cũng gần giống với Giờ Trái đất, tuy nhiên Giờ Trái đất có thông điệp gần gũi với Ngành hơn, thúc giục mỗi người từ “hành động nhỏ” nhưng mang lại “ý nghĩa lớn”, từ “tiết kiệm năng lượng” sẽ góp phần “ứng phó với biến đổi khí hậu”. Như vậy, hàng năm, tại Việt Nam đang có 02 ngày (tiêu biểu) hưởng ứng theo phong trào bảo vệ môi trường do thế giới phát động. Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng và có những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là sự kiện Giờ Trái đất, thu hút sự hưởng ứng của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhưng theo tôi, kết quả này vẫn mang tính phong trào, chỉ diễn ra quanh sự kiện. Nếu có thể, Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet
tham mưu với Thủ tướng, quy định Ngày Môi trường Việt Nam và Giờ Việt Nam, diễn ra vào nửa cuối năm (vì hai Ngày của Thế giới diễn ra nửa đầu năm) thì tốt quá. Kết quả của việc tiết kiệm năng lượng, trồng cây xanh, giữ gìn cảnh quan môi trường…, đặc biệt là đảm bảo an toàn môi trường công nghiệp sẽ được nhân đôi, từ đó khiến mỗi người dân Việt Nam ý thức nhiều hơn về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn màu xanh cho sự sống. Bên cạnh đó, để mỗi người ý thức nhiều hơn đến việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, công tác truyền thông cần chuẩn bị chu đáo, có sự đầu tư bài bản, sâu rộng và xuyên suốt các ngày, tháng trong năm.
Cuộc sống của chúng ta hiện nay văn minh và tiên tiến hơn thế hệ trước rất nhiều, thế nhưng, nếu nói về sức khỏe, tuổi thọ, chúng ta không thể bằng thế hệ trước. Thủ phạm chính là do môi trường sống đang bị hủy hoại nặng nề mà ngành công nghiệp góp một phần trong tổng thể vô cùng nan giải ấy. Tôi cho rằng vẫn còn nhiều hy vọng, vẫn còn nhiều việc phải làm để biến hy vọng thành sự thật. Tôi cũng kỳ vọng rất nhiều vào người lãnh đạo đứng đầu ngành Công Thương. Mong Bộ trưởng hãy quyết liệt chỉ đạo hơn nữa, có nhiều quyết sách phù hợp hơn nữa để lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, nhận được sự đồng thuận nhiều hơn từ phía doanh nghiệp và người dân, giúp cho môi trường công nghiệp cũng như môi trường sống ngày một phủ xanh màu hy vọng.
Linh Lan
Nguồn: Copy link