Cần hành động để bảo vệ môi trường sống của thủ đô ngàn năm văn hiến
Mức độ ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm khí thở của thủ đô đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và cần thiết phải hành động để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tại thủ đô Hà Nội trước khi quá muộn.
Không phải nói nhiều, hẳn chắc các bạn cũng đã biết mức độ ô nhiễm nghiêm trọng ở thủ đô Hà Nội. Sẽ không khó khăn để bạn nhận ra rằng, Hà Nội không còn là một nơi sáng mát, trong lành vốn đã đi vào những tình khúc lãng mạn nổi tiếng nữa. Thay vào đó là khói bụi mù mịt, là mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ những ao hồ, sông ngòi, khiến cho Hà Nội trở thành nỗi "ám ảnh" cho những người từng có dịp ghé thăm thủ đô nghìn năm văn hiến.
Bởi vậy, chúng ta - những con người trẻ - cần phải hành động, để bảo vệ môi trường sống của chính mình, để Hà Nội đẹp thơ mộng sẽ không trở thành một miền ký ức trong lòng những người yêu thủ đô.
Cải thiện nguồn nước bằng ý thức của mỗi người
Hình ảnh các nhánh sông chảy quanh địa bàn thủ đô Hà Nội đen kịt, bốc mùi hôi thối đã quá quen thuộc với người dân thủ đô trong chục năm trở lại đây. Và những hình ảnh này được nhiều người đùa là "đặc sản của Hà Nội".
Không còn sự sống xuất hiện dưới lòng sông, nếu vô tình chạm vào nước của các con sông này thì sẽ bị các bệnh ngoài da.
Điều tồi tệ hơn là các dòng sông bị ô nhiễm còn làm ảnh hưởng đến nước giếng của người dân xung quanh vùng. Kết quả của nhiều xét nghiệm các mẫu nước giếng của các bà con huyện Thanh Oai - Hà Nội cho thấy, hầu hết các giếng nước khu vực này đã bị vẩn đục và có mùi hôi, độ nhiễm asen cao hơn mức cho phép nhiều lần.
Hình ảnh các nhánh sông chảy quanh địa bàn thủ đô Hà Nội đen kịt, bốc mùi hôi thối đã quá quen thuộc với người dân thủ đô (ảnh minh hoạ)
Hay mới đây, hiện tượng hàng trăm tấn cá chết ở Hồ Tây cũng là một lời cảnh tỉnh về mức độ ô nhiễm nguồn nước ở thủ đô, không chỉ nước trên bề mặt mà các nước ngầm đều bị nhiễm bẩn.
Hằng ngày, vẫn có hàng nghìn doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất xả thải không tuân thủ quy trình xử lý rác thải; nước thải sinh hoạt, sản xuất của hàng triệu hộ dân, làng nghề, khu công nghiệp không qua xử lý; hay nạn xả rác bừa bãi của người dân, thậm chí ở các quận huyện ngoại thành, nhiều nơi còn tận dụng ao hồ làm nơi chứa rác,... Tất cả những điều đó đã khiến cho hệ thống nước ở Hà Nội bị ô nhiễm nặng nề.
Bởi vậy, muốn cải thiện nguồn nước ở thủ đô, đầu tiên phải nâng cao ý thức và trách nhiệm cho mỗi cá nhân sống trong khu vực đó. Đây không phải là việc làm trong ngày một ngày hai và của bất kỳ cá nhân hay cơ quan nào, mà là hành động lâu dài của toàn xã hội.
Hãy thay đổi từ những thói quen nhỏ như đổ rác đúng nơi quy định, xả thải đúng quy trình,... thì chắc chắn một ngày nào đó, chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh người dân có thể bắt tôm, cá ở những dòng sông "chết" như hiện nay.
Sử dụng phương tiện văn minh để cải thiện không khí thủ đô
Không chỉ nguồn nước, không khí ở Hà Nội cũng bị ô nhiễm nặng nề. Cách đây không lâu, báo chí và người dân vẫn xôn xao về việc không khí ở Hà Nội ô nhiễm đứng thứ 2 thế giới. Chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội đo được thời điểm cách đây hơn 1 tháng dao động đến con số 201-296 AQI (Air Quality Index) (trên 300 AQI là cực kỳ nguy hiểm, tất cả mọi người đều phải hạn chế ra ngoài đường).
Hiện tượng bầu trời Hà Nội bị bao quanh bởi 1 lớp sương mù dày đặc - cái mà các nhà khoa học gọi là "sương mù quang hoá" - là một minh chứng rõ ràng cho mức độ ô nhiễm không khí của thủ đô (ảnh minh hoạ)
Hiện tượng bầu trời Hà Nội bị bao quanh bởi 1 lớp sương mù dày đặc - cái mà các nhà khoa học gọi là "sương mù quang hoá" - đến nỗi mà kể cả những ngày nắng chói chang nhất của mùa hè, người dân thủ đô vẫn không thể nhìn thấy bầu trời trong xanh, vời vợi của Hà Nội, cũng là một minh chứng rõ ràng cho mức độ ô nhiễm không khí của thủ đô.
Về cơ bản, sự hình thành sương mù quang hóa là do các chất khí NOx, CnHm thải ra từ động cơ xe cơ giới. Nói một cách dễ hiểu, đây chính là khói xe máy, xe ô tô đang không ngừng thải ra mỗi ngày.
Hiện tượng sương mù quang hóa chỉ xuất hiện khi nồng độ NOx, CnHm trong không khí vượt quá ngưỡng cho phép. Lúc này không khí sẽ bị tụ đọng, không thể di chuyển, đồng thời bị nắng chiếu dữ dội gây ra những làn khói trắng mờ đục và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như các hoạt động của người dân.
Ung thư, các bệnh nghiêm trọng về hô hấp... sẽ giết chết chúng ta. Chính con người sẽ phải chịu những hậu quả, những hệ luỵ của không khí bẩn, của ô nhiễm mà họ đang hàng ngày góp phần làm cho nó thêm nghiêm trọng.
Hạn chế sử dụng xe máy và dần dần loại bỏ xe máy ra khỏi cuộc sống, để trả lại môi trường xanh, sạch mà xe máy và các phương tiện chạy bằng xăng đã lấy đi của chúng ta (ảnh minh hoạ)
Di chuyển 50m cũng dùng xe máy, nổ máy ngay cả lúc chờ đèn đỏ,... là những thói quen cực kỳ xấu; không có phương tiện nào có thể thay thế xe máy - là tư duy cũ rích, nhưng lại ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ 7x trở về trước.
Hạn chế sử dụng xe máy và dần dần loại bỏ xe máy ra khỏi cuộc sống, thay thế bằng một phương tiện giao thông văn minh hơn như xe điện, để trả lại môi trường xanh, sạch mà xe máy và các phương tiện chạy bằng xăng đã lấy đi của chúng ta là điều cần thiết và cấp thiết nhất hiện nay.
Hãy tự cứu lấy bản thân, gia đình và tương lai của thế hệ con cháu!
Lê Thị Thuỷ
Cuộc thi "Bảo vệ môi trường ngành Công Thương" do Cổng thông tin Điện tử Nạp Tiền 188bet tổ chức bắt đầu từ ngày 15/10 đến hết ngày 15/12/2016. Đây là cuộc thi dành cho mọi công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam giúp phản ánh thực trạng môi trường, như ô nhiễm không khí, nước... Qua đó đề xuất các sáng kiến bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng môi trường sống tại các nhà máy điện, than, xi măng, dầu khí, hóa chất, thép… Đồng thời, hiến kế các giải pháp bảo vệ môi trường tại các dự án, nhà máy, khu công nghiệp của các tập đoàn, tổng công ty thuộc Nạp Tiền 188bet . |