Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mở rộng kênh phân phối, đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa

Những năm qua, các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đã và đang tích cực xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh quảng bá, truyền thông, chú trọng các kênh phân phối để người tiêu dùng biết đến và tin tưởng các sản phẩm của mình.

Hàng Việt chiếm tỷ lệ 70%-90% trong các doanh nghiệp thuộc Khối

Trong Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức sáng nay 7/6/2019, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương cho rằng, việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là hành động thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện, Cuộc vận động đã tạo ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị trong Khối sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt hơn. Chính sự cộng hưởng này góp phần làm cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường nội địa và vươn ra thị trường thế giới.

tổng kết 10 năm cuộc vận động người việt nam ưu tiên dùng hàng việt nam
Các doanh nghiệp, ngân hàng trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đi đầu trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong nước ở tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh...

 

Với các giải pháp tuyên truyền, triển khai thực hiện Cuộc vận động đồng bộ, hiệu quả, nhận thức, hành vi tiêu dùng của trên 800 nghìn người lao động trong Khối về việc sử dụng hàng hóa trong nước đã có những chuyển biến tích cực.

Các doanh nghiệp, ngân hàng trong Khối đi đầu trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong nước ở tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh thay thế hàng nhập khẩu; nhiều doanh nghiệp đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 70-90%. Hàng hóa nội địa trong mua sắm trang thiết bị làm việc, mua sắm công chiếm trên 95% giá trị.

Đặc biệt, báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Khối Doanh nghiệp Trung ương cũng chỉ ra rằng, tổng giá trị cung cấp, sử dụng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trong nước của các doanh nghiệp, ngân hàng trong khối đã lên đến hàng triệu tỷ đồng.

Cùng với đó, có tới 33 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối tổ chức ký kết, cam kết hợp tác ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau. Cụ thể hóa bằng triển khai nhiều hợp đồng của các đơn vị thành viên trên nhiều lĩnh vực như xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, sản xuất nông lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm với trị giá hợp đồng hàng chục ngàn tỷ đồng.

Điển hình, Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã hợp tác, mua than của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản từ 1,5 đến 1,8 triệu tấn/năm; sử dụng điện của Tập đoàn Điện lực hàng năm tới hàng triệu KW phục vụ sản xuất, trong khi Tập đoàn Điện lực cũng chủ động yêu cầu các nhà thầu sử dụng xi măng của Tổng công ty Xi măng.

Tổng công ty Cà phê sử dụng phân bón của Công ty CP phân bón dầu khí Cà Mau thuộc Tập đoàn Dầu khí. Còn với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, năm 2018, doanh thu do các tập đoàn, tổng công ty sử dụng sản phẩm dịch vụ của VNPost đạt gần 100 tỷ đồng, cùng với đó, VNPost cũng sử dụng sản phẩm dịch vụ của các tập đoàn, tổng công ty trong khối khoảng gần 250 tỷ đồng.

Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam Lê Tiến Trường cho biết, qua 10 năm thực hiện Cuộc vận động, Tập đoàn Dệt May đã lựa chọn cách đi hiệu quả để đứng vững được trên thị trường nội địa.

Tập đoàn đã lựa chọn thị trường ngách, thiết kế hàng may mặc đặc trưng cho người Việt, đặc biệt hướng tới thị trường đồng phục, bảo hộ lao động. Đến nay, Tập đoàn Dệt May đã hợp tác cung ứng sản phẩm đồng phục và bảo hộ lao động cho 8 tập đoàn, tổng công ty như Tổng công ty Hàng không, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản, Ngân hàng Vietcombank…

Mở rộng kênh phân phối, đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa

10 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Khối Doanh nghiệp Trung ương, các hoạt động đầu tư mở rộng, phát triển thị trường nội địa đã được các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, tổ chức thực hiện có kết quả. Một số doanh nghiệp chủ động tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư ở các vùng trọng điểm kinh tế như: Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An...

Nhiều dự án đăng ký với tổng mức đầu tư khá lớn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều địa phương vùng sâu vùng xa, tạo thêm việc làm và nâng cao mức sống, chất lượng tiêu dùng ở khu vực nông thôn.

10 năm cuộc vận động
Để sản phẩm, hàng hóa Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn, các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối đã tổ chức các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, về vùng sâu, vùng xa

 

Cũng trong 10 năm thực hiện Cuộc vận động, một số tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối đã có đóng góp lớn vào đầu tư xây dựng, đảm bảo chất lượng và tiến độ, khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả nhiều công trình dự án, sản phẩm trọng điểm của quốc gia trong các lĩnh vực: Viễn thông, thủy điện, khai thác dầu khí, cung cấp điện cho các vùng biên giới và hải đảo, hạ tầng giao thông, cảng biển, đường sắt...

Các doanh nghiệp, đơn vị đã chủ động phối hợp với địa phương phát triển mạng lưới phân phối, bán hàng; khuyến khích các thành phần kinh tế của địa phương liên doanh, liên kết mở rộng kênh phân phối, tổ chức thu mua, chế biến, tiêu thụ hàng hóa…

Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp trong Khối tích cực tham gia Tuần lễ hàng Việt và đưa hàng Việt về nông thôn; bán hàng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; làm tốt công tác xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm hàng Việt đi đôi với tăng cường các biện pháp ổn định thị trường, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông thông suốt, thực hiện các cam kết bảo vệ người tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư ở các nước Liên bang Nga, vùng châu Phi, châu Mỹ, châu Âu, châu Á... trong các lĩnh vực: khai thác dầu khí, khai thác chế biến khoáng sản, chế biến gỗ, cao su; dịch vụ ngân hàng tín dụng… thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hưởng ứng chủ trương đẩy mạnh Cuộc vận động đi vào thực chất, hiệu quả.

Để Cuộc vận động ngày càng tạo sức lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động đề nghị, Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và sử dụng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt có chất lượng cao.  

Các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đầu tư nhân lực, tài chính, đổi mới, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ, đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập, để người tiêu dùng tin tưởng, quan tâm dùng hàng Việt Nam có chất lượng cao.

“Cần tăng cường đầu tư, có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện cho hoạt động mở rộng kênh phân phối hàng Việt tại vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và hỗ trợ các doanh nghiệp về tổ chức, điều tra, khảo sát thị trường, nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước”, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động đề nghị.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website