Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hàng Việt và sức ép cạnh tranh

Sau 10 năm triển khai cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, hàng sản xuất trong nước ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đây là nỗ lực của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp trong nước, cùng với sự ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, hàng Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều sức ép mới, đòi hỏi phải có giải pháp để tận dụng lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Người dân tin dùng hàng sản xuất trong nước

Theo kết quả điều tra xã hội học do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội thực hiện, sau 10 năm triển khai, cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (gọi tắt là CVĐ) đã tạo được sự lan tỏa trong xã hội, góp phần khuyến khích và định hướng người tiêu dùng trong việc sử dụng, mua sắm hàng Việt Nam. Năm 2016, chỉ khoảng 30% số người tiêu dùng tin tưởng hàng Việt Nam, thì đến nay, tỷ lệ này đã tăng lên 64,6%. Chị Nguyễn Thu Hương (ở phố Hòa Mã, quận Hai Bà Trưng) cho biết, thời gian gần đây, chị thường lựa chọn các mặt hàng thực phẩm, quần áo thời trang, đồ gia dụng do các công ty trong nước sản xuất, từ chất lượng cho đến kiểu dáng, mẫu mã tiến bộ hơn trước mà giá lại phù hợp với thu nhập của phần đông người dân.

Để nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước, TP Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển, nhất là trong việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, ứng dụng khoa học - công nghệ... Qua đó, tạo ra những chuyển biến tích cực trong sản xuất và kinh doanh. Phó Giám đốc Công ty Mỹ nghệ Thiên Lộc Nguyễn Thị Hương chia sẻ, tham gia CVĐ đã góp phần giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tốt hơn. Bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, không ngừng đổi mới và ứng dụng khoa học - công nghệ vào hoạt động sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Ngoài ra, Sở Công thương Hà Nội đã đẩy mạnh các chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu, tổ chức các chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng Việt Nam về nông thôn, các phiên chợ hàng Việt Nam để đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng. Từ năm 2009 đến 2018, thành phố đã tổ chức 22 chuyến bán hàng phục vụ Tết; 29 tuần hàng Việt; 254 phiên chợ Việt, 3.200 chuyến bán hàng lưu động phục vụ người tiêu dùng Thủ đô. Chương trình bình chọn "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" được tổ chức hằng năm, vừa góp phần ghi nhận, tôn vinh những doanh nghiệp trong nước có nhiều thành công, vừa quảng bá rộng rãi thương hiệu của các sản phẩm hàng hóa trong nước.

Trong 10 năm qua, thành phố đã phối hợp các đơn vị tổ chức hơn 80 cuộc giao thương, kết nối tiêu thụ hàng hóa; hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức 20 tuần lễ trái cây, nông sản thực phẩm các địa phương tại Hà Nội. Các bên đã ký hơn 3.000 biên bản ghi nhớ, hỗ trợ hơn 800 sản phẩm mới của các địa phương tiêu thụ tại các kênh phân phối trong nước và ngoài nước.

Cạnh tranh ngày càng gay gắt

Tuy nhiên, việc triển khai CVĐ tại Hà Nội thời gian gần đây cũng đang gặp một số khó khăn khi các doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa, không có doanh nghiệp chủ lực làm đầu tàu cho việc tổ chức đưa hàng Việt Nam về nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất. Công tác này thường triển khai ở khu vực xa trung tâm, phải trang trải nhiều chi phí, cho nên ngày càng ít doanh nghiệp mặn mà tham gia chương trình này. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương, Trưởng ban Chỉ đạo CVĐ cho biết thêm, hiện Việt Nam đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, do vậy sẽ phải hạ thấp thuế suất cho nhiều mặt hàng của các nước. Thị trường trong nước không còn là thị trường riêng của doanh nghiệp Việt Nam, do đó, doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn của nước ngoài. Bên cạnh đó, một bộ phận doanh nghiệp trong nước chưa mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới quản lý, nghiên cứu thị trường cũng như xây dựng thương hiệu sản phẩm, giá thành sản phẩm sản xuất ra cao cho nên khó cạnh tranh. Các hoạt động đưa hàng đến tay người tiêu dùng, hỗ trợ người tiêu dùng của doanh nghiệp còn hạn chế.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nêu rõ, để CVĐ đi vào chiều sâu, thời gian tới, TP Hà Nội cần đôn đốc các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo CVĐ tăng cường thực hiện nhiệm vụ được phân công; thường xuyên phổ biến các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký để doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng được lợi thế và nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường phối hợp liên ngành để phát triển thương mại trong nước, nhất là trong các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, công nghiệp và y tế… Cùng với sự hỗ trợ của thành phố, các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư, thay đổi công nghệ tiên tiến, áp dụng khoa học quản lý, tiết kiệm chi phí gián tiếp để nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng mẫu mã sản phẩm, giảm giá thành, coi trọng khách hàng, tăng cường quảng bá sản phẩm; chủ động đồng hành cùng các chương trình của thành phố và Trung ương để đưa hàng hóa vào các siêu thị, chợ truyền thống, chuỗi cửa hàng sạch…


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website