Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nạp Tiền 188bet đang soạn dự thảo về quy định ghi nhãn "Made in Vietnam"

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định thương mại đặt ra yêu cầu xác định tỉ lệ giá trị hàm lượng từ một quốc gia, khu vực của hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhưng không yêu cầu bắt buộc về việc ghi nhãn hàng hóa. Trong khi đó, quy định ghi nhãn hàng hóa tiêu thụ trong nước của Việt Nam dù mang tính bắt buộc nhưng để cho doanh nghiệp tự lựa chọn nội dung ghi nhãn phù hợp liên quan tới xuất xứ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh - trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế - cho biết trong thương mại quốc tế, ở mức cơ bản, các nước chủ yếu áp dụng thuế nhập khẩu tối huệ quốc cho hàng hóa của nhau (thuế MFN - ở Việt Nam được gọi là thuế ưu đãi).

Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Quốc Khánh

Cam kết về thuế của các thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chính là cam kết về mức thuế MFN này, được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử.

Để thúc đẩy thương mại, WTO cho phép các thành viên được giảm thêm, thậm chí xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho hàng hóa của nhau theo thỏa thuận song phương hoặc nhiều bên, miễn là đáp ứng một số tiêu chí do WTO quy định. Vì thế mới ra đời các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Khi đã giảm hoặc xóa bỏ thuế nhập khẩu cho nhau trong FTA, các bên đều có nhu cầu chính đáng là ưu đãi đó phải được dành cho đúng người, đúng sản phẩm. Vì vậy, các bên tham gia FTA bao giờ cũng thỏa thuận với nhau một bộ quy tắc giúp xác định xuất xứ sản phẩm, tức bộ quy tắc xuất xứ. Có rất nhiều quy tắc hay phương pháp để xác định xuất xứ cho các mặt hàng.

Xin ông giới thiệu về các phương pháp xác định xuất xứ?

- Phương pháp phổ biến nhất là xác định hàm lượng giá trị khu vực (RVC) trong sản phẩm, nói nôm na là xác định xem giá trị được tạo ra tại khu vực có liên quan là bao nhiêu. Nếu khu vực là một nước, thí dụ VN, thì xem phần giá trị được tạo ra trên lãnh thổ VN là bao nhiêu; nếu khu vực là ASEAN thì xem phần giá trị được tạo ra trong phạm vi ASEAN.

Nếu các nước tham gia FTA thống nhất quy định RVC là 30% thì một sản phẩm sẽ được coi là sản phẩm của VN (hoặc của ASEAN) nếu giá trị tạo ra trên lãnh thổ VN (hoặc ASEAN) bằng hoặc lớn hơn 30%. Mức RVC này có thể khác nhau theo mặt hàng, tùy theo thỏa thuận giữa các bên.

Thí dụ, trong Hiệp định TPP trước đây, RVC áp dụng cho mặt hàng ôtô có thể lên tới 55%. Một trường hợp cực đoan của RVC là “sản xuất toàn bộ”, tương đương RVC 100%, thường được áp dụng cho nông sản tươi sống, thí dụ như thủy sản, hoa quả.

Phương pháp phổ biến tiếp theo là sử dụng Biểu HS (Biểu phân loại hàng hóa trong thương mại quốc tế) để xác định xuất xứ. Biểu này được xây dựng theo chương (HS 2 số), chương chia ra thành các đầu mục (HS 4 số), đầu mục chia tiếp thành các tiểu mục (HS 6 số).

Một sản phẩm sẽ được coi là có xuất xứ VN nếu nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm đấy được phân loại vào chương này trong khi sản phẩm cuối cùng lại được phân vào một chương khác. Kiểu xác định xuất xứ này được gọi là “chuyển đổi chương” (CTC), là kiểu khó nhất.

Các quy tắc dễ hơn là “chuyển đổi đầu mục” (CTH) và “chuyển đổi tiểu mục” (CTSH). Khi sử dụng CTC, CTH hoặc CTSH, người ta sẽ không quan tâm tới hàm lượng giá trị RVC nữa.

Ngoài hai phương pháp cơ bản trên, còn một số phương pháp khác, áp dụng cho một số sản phẩm đặc thù, thí dụ sử dụng quy trình của phản ứng hóa học với sản phẩm làm ra cần phản ứng hóa học như rượu; hoặc quy tắc “từ sợi trở đi” áp dụng cho sản phẩm dệt may...

Người ngoài sẽ thấy rất phức tạp, nhưng tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều có bộ phận phụ trách công tác này và việc xác định chính xác xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu đối với họ không có gì khó khăn cả.

Vậy là một sản phẩm dù không đạt hàm lượng RVC 30% vẫn có thể được coi là “Made in Vietnam” nếu đáp ứng quy tắc khác áp dụng cho sản phẩm đó, theo thỏa thuận giữa các bên?

- Đúng vậy. Một chiếc tivi có thể không đạt RVC 30%, nhưng nếu người ta chấp nhận áp dụng quy tắc CTSH cho nó và nó thỏa mãn CTSH thì chiếc tivi đó, khi xuất khẩu sang bên có tham gia FTA, vẫn được quyền khai báo là “Made in Vietnam” và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ “Made in Vietnam”.

Đó là với các sản phẩm xuất khẩu, nhưng các quy tắc xuất xứ này có áp dụng cho sản phẩm tiêu thụ nội địa VN không, thưa ông? Tôi thấy các sản phẩm lưu hành tại VN vẫn ghi trên nhãn hàng hóa là “Sản xuất tại Việt Nam”, “Made in Vietnam”, “Made in Thailand”, “Made in China”… Họ ghi vậy là căn cứ vào đâu?

- Các sản phẩm tiêu thụ nội địa ghi xuất xứ thế nào là vấn đề nội bộ của từng quốc gia, các FTA không điều chỉnh việc này. Với VN, việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa được thực hiện theo nghị định 43/2017 của Chính phủ.

Nghị định quy định nhiều vấn đề nhưng cơ bản nhất có hai chuyện thôi. Một là, trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện nước xuất xứ. Hai là, các tổ chức, cá nhân gắn nhãn hàng hóa tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ, dựa trên sự hiểu biết tốt nhất của họ, miễn là trung thực.

Ông có nghĩ là nguyên tắc “tự nguyện, tự chịu trách nhiệm” này có thể dẫn đến tình trạng tùy tiện hoặc lạm dụng để đánh lừa người tiêu dùng không?

- Rủi ro tùy tiện hoặc lạm dụng, thậm chí cố tình lừa đảo là có. Tuy nhiên, khi ứng xử với người dân, Nhà nước luôn phải xuất phát từ nguyên tắc suy đoán vô tội. Bản chất con người vốn thiện lương, nên hãy để các tổ chức, cá nhân có cơ hội thể hiện sự lương thiện của mình.

Tôi không tham gia xây dựng nghị định 43/2017 nhưng tôi cho rằng cách tiếp cận của nghị định 43 là đúng. Nếu có ai đó lạm dụng nguyên tắc tự nguyện này để lừa dối thì đã có hình phạt dành riêng cho họ.

Hầu hết các thương nhân hẳn sẽ luôn mong muốn tạo ra hoặc cung cấp các sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận, để công ty phát triển lâu dài, bền vững. Tôi không nghĩ sẽ có ai đó bỏ công xây dựng thương hiệu, mạng lưới phân phối, mạng lưới bảo hành, hậu mãi… rồi chủ động khai sai xuất xứ để tự đánh sập công sức của chính mình. Có thể tôi sai, nhưng đó là suy nghĩ thật.

Tôi biết có những công ty do không chắc chắn về xuất xứ sản phẩm do mình sản xuất ra, bởi họ nhập linh kiện lắp ráp từ rất nhiều nước, nên đã quyết định ghi “Lắp ráp tại Việt Nam”, thay cho “Sản xuất tại Việt Nam”.

Với đặc thù của chuỗi sản xuất toàn cầu hiện nay, doanh nghiệp nhiều khi nhập hàng nghìn chi tiết, linh kiện từ khắp nơi trên thế giới nên không dễ xác định xuất xứ. Do đó, nhiều nhà sản xuất sẽ ghi là “Made by Samsung” hoặc “Made by Nokia”, tức ghi thông tin sản xuất bởi chính tên hãng đó.

Đó là cách ghi trung thực, thể hiện thông tin như “được sản xuất tại…”, “được sản xuất bởi…”, hoặc “lắp ráp bởi”… Rõ ràng với dây chuyền sản xuất hiện đại với chuỗi cung ứng toàn cầu trải dài nhiều nước, rất khó xác định xuất xứ chính xác cho sản phẩm. Nên các nước cho phép doanh nghiệp được thông tin phù hợp nhất với đặc thù sản xuất.

Thực tế thì, suy cho cùng, dù nhà sản xuất ghi là “Made in Vietnam” hay “Made in UK” cũng không mang lại nhiều giá trị gia tăng bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hành, hậu mãi của doanh nghiệp đưa ra. Sức mạnh của người tiêu dùng mới là quan trọng nhất với một nhà sản xuất hay một thương nhân. Vì vậy, họ sẽ luôn có động cơ để khai báo xuất xứ trung thực.

Nhưng cũng phải tính đến thực tế VN, thưa ông? Nhất là khi có những vụ việc như Khaisilk, hay gần đây là vụ Asanzo. Đặc biệt, chúng ta vận động “người VN ưu tiên dùng hàng VN”, rồi trao các giải như “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, mà lại không định nghĩa thế nào là hàng VN thì vận động thế nào, trao giải ra sao?

- Chuyện liên quan tới Asanzo đang được các cơ quan chức năng làm rõ, nên tôi sẽ không bình luận. Như tôi đã trình bày, nghị định 43/2017 cho phép nhà sản xuất tự ghi nước xuất xứ trên nguyên tắc trung thực, cho nên tất cả hoạt động có liên quan tới “hàng VN” sẽ dựa trên khai báo trung thực của các nhà sản xuất này.

Việc đưa ra định nghĩa như thế nào là hàng VN rồi bắt buộc áp dụng trên toàn quốc là việc cần tính toán rất kỹ vì một số lý do. Thứ nhất, với hàng triệu sản phẩm, bản “quy tắc xuất xứ” đó sẽ phải rất chi tiết, thậm chí chi tiết hơn quy tắc xuất xứ của các FTA, bởi nó phải xử lý rất nhiều trường hợp oái ăm.

Lấy thí dụ, giống xoài Thái nhưng trồng và thu hoạch tại VN thì khi đưa ra tiêu thụ sẽ là xoài Thái hay xoài VN? Mọi người sẽ nói ngay đó là xoài VN. Nói vậy là đúng theo quy định, nhưng cuộc đời đâu trắng đen rõ ràng đến thế. Nếu người nông dân nói đó là “xoài Thái” thì tôi cũng không thể buộc tội họ nói dối, bởi giống xoài đúng là mang từ Thái về, ở ta đâu có giống đó.

Thứ hai, theo hiểu biết của tôi, dường như không nước nào đưa ra quy định áp dụng cho tất cả các sản phẩm lưu thông nội địa. Họ chỉ chọn một số sản phẩm để đưa ra quy định bắt buộc thôi, thí dụ như đồng hồ thế nào thì được coi là đồng hồ Thụy Sĩ, rượu brandy nào thì được coi là rượu Cognac…

Thứ ba, và cũng là quan trọng nhất, ta được gì, xã hội mất gì khi mà chỉ vì một vài người thiếu lương thiện, ta bỏ công xây dựng một hệ quy tắc phức tạp để tất cả mọi người đều phải tuân thủ?

Mặc dù vậy, ngay sau vụ Khaisilk, từ năm 2018 Bộ Công thương đã suy nghĩ rất nghiêm túc về khả năng xây dựng một bộ quy định về việc thế nào thì được coi là “Sản xuất tại VN”, để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước.

Sau một năm trao đổi với các ngành và báo cáo cấp trên, chúng tôi đã có dự thảo 1, chuẩn bị lấy ý kiến nhân dân. Tuy nhiên, vì 3 lý do như trên tôi đã trình bày, Bộ Công thương sẽ làm hết sức thận trọng, lắng nghe ý kiến mọi tầng lớp nhân dân, đánh giá tác động nhiều chiều và sẽ chỉ trình cấp trên khi có cơ sở để tin rằng biện pháp này nhận được sự đồng tình cao của xã hội.

Xin cảm ơn ông!

Đàm phán quy tắc xuất xứ cực kỳ căng thẳng:

“Quy tắc xuất xứ (QTXX) là công cụ kinh hoàng nhất, có thể vô hiệu hóa hoàn toàn việc mở cửa thị trường. Xóa bỏ thuế nhập khẩu cho nhau nhưng áp dụng QTXX thật ngặt nghèo thì cũng chẳng ai hưởng ưu đãi được. Vì vậy, đàm phán QTXX trong các hiệp định thương mại luôn là một trong những nội dung căng thẳng nhất, đôi khi là điểm mấu chốt quyết định thành bại.

Thí dụ như đàm phán TPP. Một trong những nội dung khiến đàm phán kéo dài và chút nữa thì sụp đổ là đàm phán QTXX cho ôtô. May mắn cho tôi là trong đội ngũ của mình có một số bạn rất khá về QTXX. Các doanh nghiệp của chúng ta cũng rất giỏi về QTXX. Họ đã giúp chúng tôi rất nhiều”.

(Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh)


 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website