Đảm bảo điện liên tục, ổn định trong mọi điều kiện cho người dân
Trước yêu cầu của Nạp Tiền 188bet về việc "đảm bảo cung cấp đủ điện cho người dân trong mọi tình huống", Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kích hoạt nhiều phương án trong công tác quản lý vận hành, đảm bảo điện phòng chống dịch.
Tại Hà Nội
Thực hiện Công điện số 15 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về phòng, chống dịch COVID-19, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã triển khai các phương án ứng phó với dịch bệnh, đồng thời kích hoạt các phương thức vận hành, các chế độ làm việc trong mọi điều kiện để cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định cho Thủ đô.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, EVNHANOI đã thành lập 8 cụm Công ty Điện lực để phối hợp trong công tác quản lý vận hành, đảm bảo điện phòng chống dịch. Các đơn vị trong cùng một cụm sẽ hỗ trợ nhau trong công tác quản lý vận hành, đảm bảo điện trong tình huống gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, đồng thời dự phòng nhân lực để sẵn sàng ứng phó tình huống phải cách ly người nhiễm và nghi nhiễm COVID-19.
CBCNV được trang bị đầy đủ bảo hộ theo quy định của Bộ Y tế khi thực hiện nhiệm vụ tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm. |
EVHNANOI đã triển khai các ca trực tập trung đảm bảo duy trì vận hành lưới điện Hà Nội đối với CBCNV trực tiếp tham gia sản xuất. Bố trí ăn nghỉ tập trung đối với các đơn vị như Trung tâm Điều độ hệ thống điện TP Hà Nội, Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội, Công ty Công nghệ thông tin Điện lực Hà Nội.
Đối với đơn vị đặc thù như Trung tâm Điều độ Hệ thống điện TP Hà Nội, EVNHANOI đã kích hoạt 2 khối trung tâm điều hành: Khối 1 điều hành trực tiếp lưới điện, trực ca chế độ 12 giờ, ở nội trú tại trung tâm trong 72 giờ và không được ra ngoài trong thời gian trực nội trú; Khối 2 làm việc từ xa và hỗ trợ cho khối 1 hoàn thành nhiệm vụ. Trong mọi trường hợp, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện TP Hà Nội luôn đảm bảo công tác chỉ huy cung ứng điện cho Thủ đô.
EVNHANOI đã tăng cường chế độ trực vận hành, chuẩn bị đầy đủ vật tư và thiết bị dự phòng để xử lý nhanh trong trường hợp xảy ra sự cố. Bố trí máy phát điện Diesel để cung cấp điện tại các điểm đảm bảo điện trong thời gian khắc phục sự cố. Bên cạnh đó tăng cường các ca trực, các đợt kiểm tra tại trạm cung cấp điện cho các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội.
Trong trường hợp phải xử lý sự cố tại hiện trường hoặc khuôn viên khu vực bệnh viện, cơ sở y tế đang theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm COVID-19, các đơn vị được trang bị bảo hộ phù hợp để đảm bảo an toàn cho các cán bộ công nhân viên làm nhiệm vụ để không bị ảnh hưởng lây nhiễm.
Tại TP Đà Nẵng
Ngay khi nhận được chỉ đạo của UBND thành phố Đà Nẵng về việc chuyển Khu ký túc xá phía Tây (523 đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu) thành Bệnh viện dã chiến số 1, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng đã khẩn trương thực hiện đảm bảo cấp điện từ ngày 21/7.
Bắt đầu từ ngày 21/7, PC Đà Nẵng đã ngừng tất cả các công tác gây ảnh hưởng đến việc cung cấp điện Bệnh viện dã chiến số 1. Đồng thời, chuẩn bị nhân lực, vật tư dự phòng, phương tiện,… sẵn sàng 24/7 để xử lý sự cố, đảm bảo cấp điện liên tục cho phụ tải Bệnh viện dã chiến số 1.
Ngày 22/7, PC Đà Nẵng đã ban hành phương án cấp điện ưu tiên Bệnh viện dã chiến số 1 với dự phòng 2 cấp. Công ty cũng bố trí máy phát điện dự phòng tại chỗ công suất 250kVA để phục vụ cấp điện trong trường hợp có sự cố lưới điện quốc gia.
PC Đà Nẵng khẩn trương cấp điện tại Bệnh viện dã chiến số 1 phục vụ phòng chống dịch COVID-19 |
Bám sát yêu cầu của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Đà Nẵng, ngay từ ngày đầu dịch COVID - 19 trở lại (21/6/2021), PC Đà Nẵng đã sẵn sàng nguồn điện phục vụ 76 cơ sở cách ly, điều trị. Nhờ vậy, các bệnh viện, trung tâm y tế quận huyện, các đơn vị bộ đội, khu ký túc xá, khách sạn đóng trên địa bàn thành phố cùng 23 chốt kiểm dịch tại các vị trí giáp ranh với các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế đã có nguồn điện liên tục, đáp ứng yêu cầu cách ly, khám chữa bệnh, kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh…
Ngoài Bệnh viện dã chiến số 1, tại Bệnh viện Phổi và Bệnh viện Hòa Vang, PC Đà Nẵng cũng chủ động lắp đặt máy phát điện và bố trí nhân viên trực vận hành tại chỗ để đảm bảo hoạt động của các bệnh viện trong trường hợp nguồn điện lưới bị sự cố.
Ngoài ra, PC Đà Nẵng cũng chuẩn bị sẵn sàng các phương án về nguồn nhân lực vận hành lưới điện như: xây dựng phương án làm việc từ xa, đưa vào sử dụng Trung tâm điều khiển (TTĐK) dự phòng đặt tại Trạm biến áp Liên Trì, thực hiện nghiêm túc “Thông điệp 5K” của Bộ Y tế; tăng cường giao dịch trực tuyến… nhằm bảo vệ sức khỏe cho CBCNV và khách hàng, phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Tại TP HCM
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) triển khai nhiều phương án nhằm đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định t ại các trạm, chốt kiểm dịch, các khu cách ly, khám chữa bệnh COVID-19 dã chiến, bệnh viện điều trị trên địa bàn 21 tỉnh thành phía Nam.
Tất cả chốt, điểm kiểm soát dịch đều có điện
Theo thống kê, trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam hiện tại có khoảng 600 trạm kiểm soát dịch bệnh Covid-19 nằm khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia trên địa bàn các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Ngoài ra còn gần 100 chốt chặn kiểm soát dịch bệnh tại ranh giới giữa các địa phương, các bệnh viện dã chiến, khu cách ly, khu điều trị bệnh nhân COVID-19. Tại các điểm, chốt kể trên đều được các đơn vị điện lực ở địa phương lập phương án dự phòng, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đề phòng sự cố mất điện đột xuất từ lưới điện quốc gia.
Đối với các khu vực hiện chưa được cấp điện từ lưới điện quốc gia, EVNSPC yêu cầu các đơn vị điện lực trực thuộc triển khai lập phương án đầu tư, cấp điện cho từng điểm, chốt, trạm kiểm soát dịch.
Riêng đối với các địa điểm cách ly, khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội… không thực hiện cắt điện, không sửa chữa lưới điện trong thời gian cách ly, giãn cách xã hội, đồng thời tăng cường đảm bảo cấp điện liên tục, không để xảy ra sự cố mất điện.
Cấp điện an toàn, ổn định để phòng chống dịch
Ngoài nhiệm vụ đảm bảo điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, các công ty điện lực thuộc EVNSPC còn tăng cường đảm bảo cung cấp đủ điện cho các cơ sở y tế, khu vực cách ly, giãn cách xã hội. Các đơn vị điện lực thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ sở y tế, bệnh viện, khu điều trị, khu cách ly để nắm bắt nhu cầu và đề xuất trang bị dự phòng máy phát điện để kịp thời cấp điện trong các trường hợp lưới điện bị sự cố đột xuất. Đồng thời, bố trí đủ lực lượng cán bộ trực vận hành để sẵn sàng sửa chữa, khắc phục sự cố ở các địa điểm này trong trường hợp sự cố mất điện xảy ra.
Công ty Điện lực Sóc Trăng đã chỉ đạo các Điện lực trực thuộc thường xuyên kiểm tra hệ thống lưới điện, trạm biến áp… đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho các bệnh viện, các cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt là các bệnh viện, các cơ sở y tế, các bệnh viện dã chiến để có thể tiếp nhận theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm COVID-19.
Để đảm bảo hệ thống lưới điện vận hành an toàn và liên tục, Công ty Điện lực Bình Phước đã bố trí lực lượng trực vận hành, trực điều độ “cắm trại” 24/24 tại các vị trí trực và nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Công ty Điện lực Tiền Giang đã triển khai tăng cường kiểm tra hệ thống lưới điện, máy phát dự phòng để đảm bảo cấp điện liên tục 24/24 phục vụ các nhiệm vụ phòng chống dịch của địa phuơng; chuẩn bị đủ lực lượng ứng trực, vật tư, thiết bị, phương tiện, khẩn trương xử lý khi sự cố điện tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện điều trị.
Trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu ngưng tất cả các công tác có cắt điện trên địa bàn TP.Vũng Tàu từ 0 giờ ngày 14/7 đến khi có thông báo tiếp theo, chỉ thực hiện các công tác để ngăn ngừa, xử lý sự cố bảo đảm lưới điện vận hành an toàn, liên tục.
Công ty Điện lực Tây Ninh đã trao tặng 8 máy phát điện cho các chốt kiểm soát phòng chống dịch tại khu vực biên giới Campuchia trên địa bàn huyện Tân Biên và 1 hệ thống điện mặt trời mái nhà cho Điểm cảnh giới Trảng Tranh (thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Xa Mát) với tổng trị giá trên 110 triệu đồng. Trước đó, đơn vị cũng đã trao tặng một số máy phát điện cho các chốt kiểm soát phòng chống dịch thuộc Đồn Biên phòng Tống Lê Chân (thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh) và các chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên địa bàn thị xã Trảng Bàng với tổng trị giá trên 200 triệu đồng. Còn tại Cà Mau, Cty Điện lực Cà Mau cũng vừa trao tặng 17 máy phát điện cho các chốt, trạm gát, khu vực tuần tra biên giới biển để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, với tổng trị giá trị giá 170 triệu đồng. |