Xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại thị trường phía Nam
Hội nghị có sự tham dự của bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh; đại diện UBND các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương; đại diện Sở Công Thương các tỉnh khu vực phía Nam; các doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối vải thiều; cùng các cơ quan ban ngành liên quan.
Theo báo cáo về tình hình tiêu thụ vải thiều năm 2014 của hai tỉnh Bắc Giang, Hải Dương tại Hội nghị, năm 2014, tổng diện tích vải thiều của tỉnh Bắc Giang gần 32.000 ha, sản lượng đạt khoảng 190.000 tấn quả tươi. Trong đó diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP là 8.500 ha, sản lượng trên 45.000 tấn. Tại thị trường nội địa, vải thiều được tiêu thụ khắp cả nước nhưng số lượng lớn là được tiêu thụ tại các tỉnh lân cận phía Bắc, các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Vải thiều cũng được xuất khẩu sang một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, v.v … Những năm qua, vải thiều tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chiếm khoảng 65% tiêu thụ nội địa. Đây là thị trường tiềm năng, quan trọng trong tiêu thụ vải thiều của các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương. Tuy nhiên, những năm qua, việc tiêu thụ vải thiều vẫn gặp nhiều khó khăn về giá, về bảo quản sau thu hoạch, về thương hiệu, thiếu sự phối hợp kịp thời giữa vùng trồng vải và các nhà phân phối, các doanh nghiệp, v.v ...
Vụ vải năm 2015, tỉnh Hải Dương có khoảng 11.000 ha trồng vải, dự kiến sản lượng khoảng 50.000 tấn. Trong đó, sản lượng vải sớm khoảng 10.000 tấn đang bắt đầu cho thu hoạch; còn lại khoảng 40.000 tấn vải thiều sẽ thu hoạch vào khoảng từ ngày 5/6 đến 5/7/2015. Tổng sản lượng vải của Bắc Giang năm 2015 ước đạt 160.000 tấn quả tươi, trong đó vải sớm ước đạt 25.000 tấn. Năm nay, Bắc Giang mở rộng vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP khoảng 12.200 ha, sản lượng dự kiến 80.000 tấn. Bên cạnh đó, với sự phối hợp hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bắc Giang đã triển khai sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP với quy mô gần 100 ha, sản lượng khoảng 1.000 tấn phục vụ xuất khẩu vào các thị trường mới, khó tính.
Theo đại diện của UBND tỉnh Bắc Giang, thị trường nội địa được xác định vẫn là thị trường quan trọng, tiềm năng cần được khai thác, nhất là các tỉnh phía Nam. Bên cạnh đó cũng cần tập trung cho hướng xuất khẩu vào thị trường EU, Hàn Quốc, Nhật Bản... và các thị trường mới như Hoa Kỳ, Úc. Ngay trước Hội nghị lần này, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ánh Sao đã xuất thành công lô vải thiều tươi Lục Ngạn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Đây là thành công bước đầu nhưng sẽ là thử thách lớn cho các vùng trồng vải trong việc duy trì và nâng cao chất lượng vải thiều, nâng cao sản lượng xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng nhưng khó tính này.
Đại diện UBND các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương cũng đã có kiến nghị về việc hỗ trợ công tác thông tin xúc tiến, quảng bá tiêu thụ vải thiều trên các phương tiện truyền thông; phối hợp thu thập thông tin về nhu cầu thị trường, về số lượng hàng bán, về giá cả, thuận lợi, khó khăn trong tiêu thụ; kết nối các doanh nghiệp, các nhà phân phối; hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, bảo quản, xử lý sau thu hoạch, về quy trình vận chuyển vải thiều, v.v ...
Chia sẻ với những ý kiến của đại diện các địa phương tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ vải thiều 2015 có ý nghĩa quan trọng trong tình hình thực tế hiện nay. Không chỉ là việc đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều giúp bà con nông dân, đây còn là hoạt động thiết thực trong việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trong nước, nhất là khi tình hình rau củ quả có nhiều biến động về giá, về an toàn chất lượng. Thứ trưởng cũng đề cập một số vấn đề cần chú ý trong công tác tiêu thụ vải thiều, về yếu tố quy cách sản xuất, canh tác, thu hoạch, xử lý, bảo quản, bao bì đóng gói sau thu hoạch cần đảm bảo an toàn, chất lượng, đồng thời cần quan tâm hơn tới việc phát triển thị trường tiêu thụ, đầu tư phát triển lâu dài và ổn định cả thị trường trong và ngoài nước. Thứ trưởng đánh giá cao sự chủ động và năng động của các tỉnh không chỉ trong sản xuất mà còn trong phát triển thị trường, đồng thời đánh giá cao việc kết nối sản xuất và tiêu thụ, sự hợp tác giữa các tỉnh và các doanh nghiệp nhằm tìm hướng ra cho vùng sản xuất.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh đến sự phát triển bền vững, đề án thí điểm phát triển cung ứng bền vững theo chuỗi từ sản xuất, canh tác, thu hoạch, sơ chế, xử lý, đóng gói, xuất khẩu vải thiều. Theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, để làm được điều này, cần sự phối hợp của các ban, ngành, Sở Công Thương các tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp, các nhà phân phối, v.v… Thứ trưởng cũng mong muốn các doanh nghiệp, các đơn vị chia sẻ và trao đổi ý kiến để các bên hỗ trợ, phối hợp tốt và hiệu quả với nhau trong việc thực hiện đề án. Cuối cùng, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, Nạp Tiền 188bet sẽ luôn sát cánh cùng các địa phương, hỗ trợ về chính sách, nguồn lực, cố gắng tháo gỡ hàng rào kỹ thuật và thuế quan, tạo thuận lợi cho các tỉnh đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều.
Tại Hội nghị, đại diện UBND thành phố Hồ Chí Minh, đại diện các đơn vị phân phối, các doanh nghiệp hợp tác cũng đã cùng trao đổi, thảo luận và có nhiều ý kiến thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả của công tác tiêu thụ vải thiều. Cụ thể như: Chế biến đa dạng sản phẩm từ vải thiều, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, kéo dài thời gian sử dụng hơn so với việc chỉ dùng quả tươi trong mùa chính vụ. Đồng thời giảm áp lực tiêu thụ trong mùa vụ chỉ kéo dài 2 tháng; Cần xem xét lại quy cách đóng thùng vận chuyển vải thiều để tăng thời gian bảo quản và giữ chất lượng vải thiều tươi ngon trong thời gian dài hơn; Cần phân phối trực tiếp đến các đầu mối có quy mô phân phối lớn, tránh vận chuyển qua nhiều trung gian gây lãng phí và giảm chất lượng sản phẩm; Việc gắn nhãn bao bì, thương hiệu để chứng minh nguồn gốc và chất lượng sản phẩm cần được xem xét; Phân phối vải thiều thông qua các kênh siêu thị, trung tâm phân phối của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, từ đó mở rộng thị trường sang cả nước ngoài qua kênh của các doanh nghiệp đó; Sớm đẩy nhanh việc đăng ký thương hiệu cho quả vải Việt Nam. Các ý kiến góp ý, chia sẻ đã được các bên có liên quan ghi nhận, xem xét và có hướng giải quyết trong thời gian tới.
Tại Hội nghị cũng đã diễn ra Lễ ký kết hỗ trợ tiêu thụ vải thiều năm 2015 giữa đại diện vùng sản xuất tỉnh Bắc Giang và Hải Dương với Sở Công Thương các tỉnh, các doanh nghiệp, nhà phân phối như Công ty Simply Mart, Hệ thống Siêu thị Sài Gòn Co-op Mart, Công ty AONE, Các chợ đầu mối nông sản tại TP. Hồ Chí Minh, v.v …
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ, Nạp Tiền 188bet , Sở Công Thương các tỉnh, các Bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp phân phối sẽ cam kết cùng nhau hợp tác không chỉ trong năm nay mà còn về lâu dài trong công tác hỗ trợ tiêu thụ vải thiều, không chỉ đối với thị trường trong nước mà cả đối với thị trường nước ngoài.