Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xuất khẩu tôm dự kiến tăng 3,3%

Với mức tăng trưởng được dự báo khoảng 3,3% so với năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu tôm năm nay sẽ ước đạt khoảng 3,1 tỷ USD.

 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 9/2016 đạt 318,3 triệu USD; tăng 4,4% so với tháng 9/2015. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 2,2 tỷ USD; Tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các thị trường chính là Trung Quốc, Mỹ, EU, Hàn Quốc có mức tăng trưởng lần lượt là 30,3%; 15,2%; 6,9% và 12,3%. Duy có thị trường Nhật Bản giảm nhẹ 4,2%; một số thị trường nhỏ khác có mức giảm từ 0,5% - 27,6%.

Đối với thị trường Mỹ, tính đến hết quý III, xuất khẩu tôm Việt Nam sang đây chỉ giảm nhẹ 1,5% trong tháng 6 còn lại đều có mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, giá trị xuất khẩu trong tháng 9 đạt cao nhất từ đầu năm với gần 85 triệu USD, tăng 9,4% so với tháng 9/2015. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 520,2 triệu USD. Vasep cho hay, vào ngày 7/9/2016, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm lần thứ 10 (POR10) áp dụng cho những lô hàng xuất khẩu từ ngày 1/2/2014 đến ngày 31/1/2015. So với mức thuế cuối cùng của POR9, mức thuế cuối cùng của POR10 đã tăng lên đáng kể, từ 0,91% tới 4,78% đối với cả công ty bị đơn bắt buộc và tự nguyện.

Nguyên nhân chính dẫn tới biên độ phá giá tăng đáng kể trong POR10 là do DOC tiếp tục áp dụng phương pháp định giá phân biệt, cho phép DOC tái sử dụng phương pháp quy về không để tính toán biên độ phá giá. Phương pháp tính toán này là vô lý và vi phạm các quy định của WTO. Các doanh nghiệp đang chuẩn bị số liệu đầy đủ và vận động tối đa các nhà nhập khẩu sẵn sàng tham gia phân tích và trả lời các bảng câu hỏi sẽ được phát hành để tiếp tục theo đuổi đợt xem xét hoàng hôn ở cả DOC và Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (CIT). Bên cạnh đó, Việt Nam cùng với các nước sẽ tiếp tục sử dụng các biện luận về vấn đề không gây thiệt hại đến sản xuất nội địa của Mỹ như đã làm trong lần xem xét thuế chống trợ cấp. “Có thể nói, từ nay đến tháng 7/2017 sẽ là khoảng thời gian quan trọng cho các doanh nghiệp tôm Việt Nam tham gia đầy đủ đợt xem xét hoàng hôn lần này để tận dụng cơ hội quan trọng này rút ra khỏi vụ kiện.”- Vasep nhận định.

Điểm sáng của hoạt động xuất khẩu tôm từ đầu năm đến nay là sự “lên ngôi” của tôm chân trắng. Với những lợi thế trong việc nuôi thả và thị trường tiêu thụ nên sản lượng nuôi tôm chân trắng cũng như kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng mạnh. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, tỷ trọng xuất khẩu tôm chân trắng tăng 3% trong tổng sản lượng tôm xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu tôm sú và tôm biển giảm lần lượt 3% và 0,3%. Đặc biệt, nhóm hàng tôm chân trắng sống/ tươi/đông lạnh (mã HS 03) là sản phẩm xuất khẩu chiếm giá trị cao nhất của Việt Nam, đạt kim ngạch trên 731 triệu USD. Thực tế này đã khiến cho diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên cả nước tăng mạnh hơn so với tôm sú. Ước 9 tháng đầu năm nay, diện tích tôm chân trắng đạt 80 nghìn ha, tăng 6,3% và sản lượng đạt 200 nghìn tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái; Diện tích tôm sú có mức tăng thấp hơn, ước đạt 594 nghìn ha, tăng 0,5% và sản lượng ước đạt 160 nghìn tấn, tăng 0,6%.

Theo Vasep, giá trị xuất khẩu các sản phẩm tôm chân trắng của Việt Nam tăng 11% trong khi xuất khẩu các sản phẩm tôm sú giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù có nhiều tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu tôm nhưng Vasep cũng chỉ đưa ra mức dự báo tăng trưởng khiêm tốn trong năm nay là 3,3%, ước đạt 3,1 tỷ USD do các doanh nghiệp xuất khẩu đang ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức như thuế chống bán phá giá tăng cao và yêu cầu chất lượng khắt khe từ các thị trường nhập khẩu chính.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website