Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển vọng kinh tế Tunisia năm 2021: Tăng trưởng đạt 3,8%

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng GDP của Tunisia có thể tăng trưởng trở lại đạt 3,8% vào năm 2021 (-8,2% năm 2020) khi các tác động của đại dịch Covid-19 bắt đầu giảm.

Tuy nhiên, việc dự báo này còn phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và lịch tiêm vắc-xin. Những viễn cảnh trung hạn còn gắn với lộ trình thực hiện chính sách ngân sách cũng như các cuộc cải cách cơ cấu và sự điều hành của chính phủ. IMF cũng kêu gọi Tunisia giảm số lượng công chức và giảm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước đang làm ăn kém hiệu quả như hãng hàng không quốc gia Tunisair, Công ty Phốt phát Gafsa (CPG) hay Công ty sản xuất đồ uống Tunisia (SFTB).         

Ngày 9/3/2021, Thủ tướng Tunisia, ông Hichem Mechichi, đã tuyên bố các bộ ngành hữu quan đang soạn thảo Luật tài chính sửa đổi trong đó đặc biệt chú ý đến giả thiết về giá dầu lửa mà theo Luật tài chính ban đầu ước tính bình quân là 45 USD/thùng năm 2021. Tuy nhiên hiện nay, giá dầu Brent đã đạt mốc gần 70 USD/thùng tương đương với mức trước khi áp dụng các biện pháp cách ly y tế. Nếu như năm 2020, do sụt giảm giá dầu, Tunisia đã giảm được các khoản chi trợ cấp nguyên liệu xuống -63% thì hiện nay, việc tăng giá dầu lửa sẽ kéo theo tăng chi trợ cấp và thâm hụt ngân sách công sẽ lớn hơn dự báo. Ông Hichem Mechichi cũng khẳng định đã gặp các đối tác kinh tế của Tunisia như Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế để thảo luận các biện pháp thoát khỏi khủng hoảng và chính phủ đã tiến hành đàm phán với các đối tác xã hội về việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước.

Theo Viện thống kê quốc gia, tỷ lệ lạm phát vào tháng 2/2021 đã đạt 4,9% tháng thứ 4 liên tiếp sau khi đạt 5,4% vào tháng 10/2020.

Số liệu của Ngân hàng trung ương Tunisia cho biết thu du lịch đã sụt giảm 55% từ 215 triệu euro trong hai tháng đầu 2020 xuống còn 95 triệu euro trong hai tháng đầu năm 2021.

Về ngoại thương, thâm hụt thương mại của nước này trong 2 tháng đầu 2021 đạt 575 triệu euro, giảm 18,3% so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh trao đổi thương mại bị giảm sút. Xuất khẩu đạt 2 tỷ euro, giảm 10,1% trong khi nhập khẩu, đạt 2,7 tỷ euro, giảm 12%. Gần như toàn bộ các lĩnh vực đều có kim ngạch xuất khẩu giảm, đặc biệt là năng lượng (-56,4%), mỏ, phốt phát và các sản phẩm phái sinh (-43,9%), phương tiện vận tải (-33,5%). Kim ngạch nhập khẩu tăng trong lĩnh vực nông nghiệp (+4,2%) và thiết bị vận tải (+32,7%), nhưng giảm trong toàn bộ các lĩnh vực khác, nhất là năng lượng (-33,9%). Tỷ trọng lĩnh vực năng lượng trong thâm hụt cán cân thương mại đầu năm 2021 là 46%, thấp hơn với cùng kỳ năm trước (50%) nhưng cao hơn so với cả năm 2020 (33%). Về mặt đối tác, thâm hụt thương mại của Tunisia vẫn chủ yếu liên quan đến trao đổi thương mại với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Algeria và Italia. Theo chiều ngược lại, Tunisia có thặng dư thương mại với Pháp, Lybia và Đức.

Đến cuối tháng 1/2021, dự trữ ngoại tệ của Tunisia đạt 8,3 tỷ USD, tương đương 158 ngày nhập khẩu, tăng 47 ngày so với cuối năm 2019.

Trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo Cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài Tunisia, tổng số vốn FDI vào nước này (bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp) năm 2020 đã giảm 28,8% chỉ còn 576 triệu USD. Tỷ trọng đầu tư trực tiếp chiếm tới 97,3% tổng vốn FDI giảm 26% còn 560 triệu euro trong khi tỷ trọng đầu tư gián tiếp giảm 69,5% còn 15,8 triệu euro. FDI trực tiếp đã giảm trong tất cả các lĩnh vực như công nghiệp (-17,8%), năng lượng (-31,8%), dịch vụ (-44%) và nông nghiệp (-3,6%). Pháp vẫn là nhà đầu tư số 1 vào Tunisia chiếm 38,1% tổng vốn FDI ngoài lĩnh vực năng lượng, tiếp đến là Italia, Luxembourg, Đức và Anh.

Theo kế hoạch, trong 2 ngày 20-21/11/2021, Tunisa sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 18 sau khi sự kiện đã bị hoãn lại từ năm 2020 do đại dịch Covid-19. Bên lề Hội nghị, sẽ diễn ra Diễn đàn kinh tế Pháp ngữ, tập hợp doanh nghiệp của tất cả các nước thành viên.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website