Tổng hợp hoạt động nổi bật ngành Công Thương tuần từ ngày 7/3 đến ngày 13/3/2016
Khởi động dự án Miniscada cho lưới điện tại Thành phố Tam Kỳ và Pleiku
Sáng ngày 7 tháng 3 năm 2016, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khởi động dự án MiniSCADA/DMS cho lưới điện phân phối tại thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) và Pleiku (Gia Lai).
Đại diện Tổng công ty Điện lực Miền Trung cho biết, trong nhiều năm qua đơn vị đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Phần Lan với hàng chục triệu EUR trong việc hiện đại hóa lưới điện tại nhiều tỉnh, thành phố ở miền Trung như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, v.v... Sau khi hoàn thành, các dự án đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra gồm tăng cường hiệu quả quản lý, nâng cao độ tin cậy cấp điện, giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố lưới điện... đồng thời giúp đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.
Trên cơ sở thỏa thuận, Chính phủ Phần Lan sẽ tài trợ cho chính phủ Việt Nam khoản vay ODA với giá trị 4,5 triệu EUR để xây dựng hệ thống MiniSCADA/DMS cho lưới điện phân phối tại các thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và Pleiku, tỉnh Gia Lai theo yêu cầu vận hành hệ thống điện phù hợp với lộ trình hiện đại hóa lưới điện của Chính phủ Việt Nam. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào quý II/2018.
Bà Lenita Toivakka, Bộ trưởng Ngoại thương và Phát triển Phần Lan cho biết, Việt Nam và Phần Lan đã có quan hệ hợp tác song phương truyền thống gần 40 năm qua. Từ năm 1998, Phần Lan đã dành cho Việt Nam các khoản vay ưu đãi, các khoản vay kết hợp viện trợ không hoàn lại với 20 dự án trong các lĩnh vực như môi trường, y tế, nước sạch và năng lượng. Trong lĩnh vực năng lượng, Phần Lan đã hỗ trợ tín dụng cho các dự án khôi phục, mở rộng mạng lưới cung ứng điện tại miền Bắc và cung cấp hệ thống Miniscada cho 4 thành phố ở miền Trung.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đề nghị Tổng công ty Điện lực miền Trung và Nhà cung cấp ABB Oy sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA từ Chính phủ Phần Lan và thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký trong Hiệp định tín dụng.
Dự án Miniscada ở Tam Kỳ và Pleiku sẽ sử dụng công nghệ và giải pháp của Phần Lan để tăng cường độ tin cậy, hiệu quả của các hệ thống cung ứng điện. Đây là một minh chứng về chính sách huy động công nghệ, kinh nghiệm, kiến thức của khu vực tư nhân mà Phần Lan đang thực hiện.
Phát triển năng lượng sạch vì lợi ích chung
Ngày 7/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành khóa I nhiệm kỳ 2015-2020. Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Vũ Huy Hoàng đã tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Theo VCEA, phát triển năng lượng sạch là thúc đẩy quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng hướng tới xanh, sạch hơn nhờ triển khai hoạt động theo cả hai mặt công nghệ và quản lý; sử dụng công nghệ sạch, ít phế thải, thân thiện môi trường; phát huy vai trò con người trong hoạt động quản lý, bảo đảm an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Ngay sau khi đi vào hoạt động, VCEA đã thành lập hội đồng khoa học, lập trang website, hỗ trợ 1 công ty thành viên xây dựng phương án đầu tư nhà máy điện sử dụng chất thải từ nông lâm nghiệp, công suất dự kiến 30 MW tại Sơn La; hợp tác với một số tổ chức quốc tế nhằm phát triển năng lượng sạch. Năm 2016, VCEA tiếp tục kiện toàn, hoàn thiện bộ máy; phát triển thêm hội viên; đề xuất Chính phủ tổ chức triển khai giải thưởng quốc gia về năng lượng sạch.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sạt lở đất... ngày càng tác động nặng nề, nhất là khu vực phía Nam. Do đó, cần sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, trong đó có trách nhiệm của Hiệp hội Năng lượng sạch. Để phát triển kinh tế bền vững, cần chú trọng năng lượng mới, năng lượng sạch không chỉ vì các cam kết quốc tế mà vì lợi ích của chính chúng ta, nhất là trong bối cảnh nguồn năng lượng hóa thạch như: Than, dầu, khí đang dần cạn kiệt; thủy điện lớn cơ bản khai thác hết, chỉ còn thủy điện nhỏ, năng lượng tái tạo (mặt trời, gió) và điện hạt nhân.
Về định hướng hoạt động trong năm 2016 và những năm tiếp theo, Bộ trưởng đề nghị, VCEA phải tuân thủ đúng điều lệ, tôn chỉ mục đích đã được phê duyệt; làm tốt công tác tư vấn, góp ý, phản biện các nội dung về phát triển năng lượng quốc gia; lập diễn đàn để các tổ chức, cá nhân được góp ý về năng lượng; tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh thông tin truyền thông, thi đua khen thưởng.
Khai mạc Hội chợ đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam (VIFA Expo 2016)
Ngày 8/3/2016, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP. Hồ Chí Minh đã khai mạc Hội chợ đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam (VIFA Expo 2016) với sự tham gia của 253 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Năm nay, Hội chợ VIFA Expo đã mở rộng trên 1.243 gian hàng (tăng 36%) với hơn 253 doanh nghiệp tham gia (tăng 42%); trong đó, số gian hàng mà doanh nghiệp Việt Nam và FDI đăng ký chiếm 77%, số gian hàng của doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 23%. Về cơ cấu trưng bày, các doanh nghiệp chế biến gỗ tham gia đông đảo nhất (chiếm 70%), tiếp đó là các doanh nghiệp đồ dùng nội thất (18%), sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (10%), v.v… Hội chợ sẽ kéo dài đến hết ngày 11/3/2016.
Tại Hội chợ, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Tuấn Anh cho biết, kết quả khả quan trong xuất khẩu gỗ đồ gỗ, mỹ nghệ đạt được trong thời gian qua là nhờ sự chủ động, nỗ lực, sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Song song đó là sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các Bộ, ngành và sự hỗ trợ hiệu quả của các hiệp hội, cơ quan xúc tiến thương mại trong đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ xuất khẩu, mở rộng thị trường.
Trong năm 2016, ngành gỗ sẽ có rất nhiều thuận lợi khi các Hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực đã và sắp được ký kết sẽ tạo cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam thông qua việc giảm thuế, đồng thời mang tới động lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các thị trường nhập khẩu tiếp tục gia tăng áp đặt nhiều hàng rào kỹ thuật, nhất là về nguồn gốc xuất xứ gỗ hợp pháp. Thương hiệu đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới chưa thực sự mạnh, năng lực cạnh tranh còn yếu, tính hợp tác - liên kết còn lỏng lẻo, trong khi đó vai trò của các Hiệp hội chưa thực sự phát huy hiệu quả trong hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm kiếm thị trường.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị các doanh nghiệp cần tận dụng những cơ hội từ Hiệp định thương mại, chính sách hỗ trợ của Nhà nước để đẩy mạnh xuất khẩu và phía hiệp hội cần phải hỗ trợ tích cực hơn trong việc đưa ra các chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp, mở rộng tiếp cận thị trường mới, v.v…
Ký kết hợp tác thương mại toàn diện giữa Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông – Công ty Sojitz Pla-net
Sáng ngày 09/03/2016, tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ ký kết hợp tác thương mại toàn diện giữa Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông – Công ty Sojitz Pla-net (thuộc tập đoàn Sojitz - Nhật Bản) và Hội thảo “Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ”, do Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông – Công ty Sojitz Pla-net cùng phối hợp tổ chức.
Đối với ngành nhựa, khoảng 15 năm gần đây ngành nhựa Việt Nam thực sự phát triển với tốc độ cao, bình quân 15-20% năm. Các sản phẩm nhựa đã có chất lượng tốt, đẹp, mẫu mã phong phú, có khả năng cạnh tranh cao. Doanh thu ngành Nhựa năm 2015 ước đạt trên 13,9 tỷ đồng tăng 10,3% so với năm 2014. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu nhựa lớn thứ 2 của Việt Nam trong năm 2015, chiếm 22% tỷ trọng xuất khẩu. Năm 2015 tổng kim ngạnh xuất nhập khẩu sản phẩm nhưạ giữa 2 nước là 1 tỷ 427 triệu USD (tăng 1,7% so với năm 2014) trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 479 triệu USD (giảm 3% so với năm 2014), nhập khẩu là 948 triệu USD (tăng 3,8% so với năm 2014).
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Hồ Thị Kim Thoa cho biết, thực trạng công nghiệp hộ trợ ở Việt Nam còn hạn chế không chỉ đối với ngành nhựa, mà đối với nhiều ngành công nghiệp khác. Vì vậy sự hợp tác với doanh nghiệp các nước các nước, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp hộ trợ rất cần thiết đối với Việt Nam. Do công nghiệp hỗ trợ rất quan trọng đối với sự phát triển của công nghiệp Việt Nam nên Chính phủ Việt Nam rất khuyến khích phát triển lĩnh vực này. Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa hy vọng, sự hợp tác giữa Công ty Sojitz Pla-Net và Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông về việc thúc đẩy phân phối các mặt hàng chủ lực của Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông, về việc chuyển giao các giải pháp công nghệ, hệ thống quản lý và phát triển sản phẩm mới theo tiêu chuẩn Nhật Bản sẽ mang lại những giải pháp mới về mạng lưới phân phối của ngành công nghiệp hỗ trợ và góp phần thúc đẩy, kết nối doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ, góp phần tăng cường sự hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành công nghiệp Việt Nam.
Nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh mang tính hợp tác thương mại toàn diện, Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông – Công ty Sojitz Pla-net sẽ thành lập đội đặc nhiệm bán hàng (task force team) để thúc đẩy phân phối các mặt hàng chủ lực của Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông như: Bao bì phức hợp, giả da, màng nhựa PE/EVA, áo mưa và nguyên liệu nhựa vào các Tập đoàn/ Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó Công ty Sojitz Pla-Net sẽ tư vấn và chuyển giao cho Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông các giải pháp về công nghệ, hệ thống quản lý và phát triển sản phẩm mới theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Chương trình Thương hiệu quốc gia – Cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngày 11/3/2016, khởi động cho chuỗi sự kiện chào mừng ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4, Nạp Tiền 188bet tổ chức Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam lần thứ 9 với chủ đề “Chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG) – Cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa”.