Thái Lan phát triển khu công nghiệp đầu tiên tại khu vực Đông Bắc Thái Lan
Khu công nghiệp đầu tiên tại khu vực Đông Bắc Thái Lan
Khu công nghiệp tại tỉnh Udon Thani đã hoàn thành 50% và dự kiến đưa vào vận hành năm 2021. Về mặt địa lý, khu công nghiệp nằm trong mạng lưới giao thông kết nối cả trong và ngoài nước gồm các tuyến đường kết nối nước láng giềng với miền nam Trung Quốc. Đường cao tốc Bangkok - Nong Khai hỗ trợ vận chuyển hàng hóa giữa Thái Lan và miền nam Trung Quốc đến Cảng Laem Chabang và Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC). Khu công nghiệp bao gồm trung tâm logistic và giao nhận hàng hóa cho các xe container giữa tỉnh Udon Thani và Nong Khai tại biên giới Lào. Hàng hóa được vận chuyển từ khu công nghiệp Udon Thani qua sông Mê Công đến thủ đô Viên Chăn của Lào và đến Việt Nam.
Khu công nghiệp Udon Thani là khu công nghiệp đầu tiên của vùng Đông Bắc Thái Lan, khu công nghiệp thứ 56 của cả nước và là tỉnh thứ 16 có khu công nghiệp. Ước tính sẽ thu hút khoảng 100 tỷ bạt (3,19 tỉ USD) đầu tư, hàng năm thu về 20 tỷ bạt (639 triệu USD) tiền thuế và tạo việc làm cho khoảng 20.000 người.
Thái Lan triển khai gói hỗ trợ thúc đẩy kinh tế trong quý IV/2020
Chính phủ Thái Lan chia khoản ngân sách trị giá 170 tỉ bạt chia thành ba gói hỗ trợ nhằm thúc đẩy chi tiêu và tăng việc làm, thời gian thực hiện vào tháng 10 và tháng 11, trong đó:
(i) 100 tỷ bạt được sử dụng để tạo việc làm, đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và hỗ trợ người lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp bị đóng cửa;
(ii) 20 tỷ bạt hỗ trợ việc làm cho khoảng 260.000 sinh viên mới tốt nghiệp kèm theo điều khoản giới hạn về thời gian hỗ trợ (không quá 01 năm), mức được hỗ trợ (tối đa 50% lương); (iii) 50 tỷ bạt hỗ trợ người thu nhập thấp và người bán hàng rong. Đối tượng trong chương trình được khuyến khích chi tiêu tiền mặt dưới 3.000 bạt, chính phủ hỗ trợ 50% và 100 bạt/ngày đối với chi tiêu cá nhân.
Từ khi dịch Covidd-19 bùng bát đến nay, Thái Lan đã chi 900 tỷ bạt nhằm khôi phục nền kinh tế thông qua nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có gói hỗ trợ tiền điện và nước cho 8 triệu hộ gia đình đến tháng 9 năm 2021.
Thái Lan tăng cường đầu tư tại Hành lang kinh tế phía Nam (SEC)
Kết hợp với dự án Hàng lang kinh tế phía Đông (EEC), chính phủ Thái Lan tiếp tục thúc đẩy các dự án Hành lang kinh tế phía Nam bao gồm 4 tỉnh phía Nam: Chumphon, Ranong, Surat Thani và Nakhon Si Thammarat. Khác với cách tiếp cận phát triển EEC, Thái Lan phát triển SEC thông qua sử dụng các nguồn lực địa phương kết hợp với công nghệ và lợi thế vị trí của khu vực để tập trung vào 4 lĩnh vực: phát triển cửa ngõ phía Tây; phát triển đến du lịch tại Vịnh Thái Lan; nông nghiệp chế biến giá trị cao đặc biệt chế biến nông sản bằng công nghệ sinh học; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.
SEC thu hút đầu tư công nghệ và nâng cấp lên công nghệ cao hơn/công nghệ thân thiện với môi trường. Ngoài ra, SEC liên kết với EEC sẽ giúp chi phí vận chuyển giảm và cơ sở hạ tầng sẽ được phát triển với mục tiêu hỗ trợ du lịch phát triển.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế
Mặc dù, nền kinh tế đã dần phục hồi sau khi Thái Lan nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 nhưng khả năng tốc độ phục hồi trong thời gian tới sẽ chậm hơn dự kiến ban đầu. Ngân hàng Trung ương dự báo kinh tế Thái Lan năm nay tăng trưởng ở mức âm 7,8%, khả quan hơn so với dự báo trước đây là -8%. Dự báo điều chỉnh căn cứ trên số liệu sản xuất – xuất khẩu trong quý II tốt hơn so với mong đợi, các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế năm 2020.
Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 vẫn có khả năng kéo dài và ảnh hưởng đến xuất khẩu và du lịch của Thái Lan. Dự báo, năm 2021 lượng khách du lịch nước ngoài đạt 9 triệu lượt và kinh thế Thái Lan sẽ tăng trưởng ở mức 3,6%.