Những quốc gia có thị trường bán hàng đa cấp phát triển mạnh nhất
Kỳ trước: Lịch sử phát triển của ngành bán hàng đa cấp
Kỳ tiếp: Tính Hợp pháp của ngành bán hàng đa cấp
Trong đó, Mỹ chiếm 19%; Trung Quốc chiếm 19%; Hàn Quốc chiếm 9%; Đức chiếm 9%; và Nhật Bản 8% (- World Federation of Direct Selling Associations - WFDSA).
Bán hàng trực tiếp hay còn gọi là bán hàng đa cấp (BHĐC), là một phương pháp tiếp thị, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong thời đại mạng xã hội hiện nay, bán hàng đa cấp mang lại kênh phân phối cho các công ty có sản phẩm tiên tiến và đặc sắc mà không muốn bán qua các hệ thống bán lẻ truyền thống, hay không thể cạnh tranh được với các chi phí quảng cáo và khuyến mại khổng lồ nếu bán lẻ.
Các công ty bán hàng đa cấp (Multi Level Marketing - MLM) có mặt trên khắp thế giới, nhưng những công ty hàng đầu như Amway, Avon và Herbalife, đều là công ty của Mỹ. Điều này phần nào cũng dễ hiểu vì quốc gia này được xem là cái nôi ra đời của ngành BHĐC. Nhiều bang ở nước Mỹ có quy chế quản lý riêng cho ngành BHĐC và hình thức tháp ảo trong kinh doanh. Đáng chú ý nhất là 5 bang có quy chế đặc biệt về quản lý BHĐC: Massachusetts, Georgia, Lousiana, Wyoming và Maryland. Pháp luật của 5 bang này quy định: Công ty BHĐC phải đảm bảo cho nhà phân phối được tự quyết định ngừng kinh doanh BHĐC vào bất cứ thời điểm nào và vì bất cứ lý do gì.
Hiệp Hội bán hàng trực tiếp của Mỹ (U.S. Direct Selling Association - DSA) ra đời năm 1968, có trụ sở tại Washington D.C, Hoa Kỳ. Đến tháng 9/2015, Hiệp hội kết nạp 200 thành viên. Hiệp hội DSA là cầu nối giữa các doanh nghiệp BHĐC và các Nhà lập pháp, Chính phủ liên bang và các bang trong xây dựng cơ chế chính sách quản lý BHĐC tại Hoa Kỳ.
Nếu như Mỹ được xem là cái nôi ra đời của ngành BHĐC; thì Châu Á lại là lục địa giúp ngành BHĐC phát triển mạnh mẽ bởi số lượng người tham gia BHĐC nhiều nhất thế giới. Theo công bố của WFDSA, hết năm 2014, châu Á chiếm 44,60 % doanh số BHĐC thế giới và tiếp tục gia tăng lên 46% vào cuối năm 2016 (Theo ). Sự gia tăng không ngừng như vậy do châu Á là châu lục có dân cư đông đúc, các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản những năm gần đây phát triển rất nhanh và mạnh về BHĐC.
Giai đoạn 2014 – 2015, Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu châu Á và đứng thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Mỹ - cái nôi ra đời của BHĐC. Tuy nhiên, khoảng 2 năm sau, Trung Quốc vươn lên bằng với Mỹ, chiếm 19% thị trường toàn cầu. Sự phát triển BHĐC tại Trung Quốc chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn thâm nhập đầu tiên 1990-1993; Giai đoạn phát triển bùng nổ 1994 - 1998; Giai đoạn cấm hoạt động 1998 - 2005; Giai đoạn cuối 2005 - nay. Theo đó, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organisation – WTO), Trung Quốc cam kết chấp nhận hình thức kinh doanh BHĐC và hình thức này đến nay vẫn phát triển không ngừng.
Pháp luật của Trung Quốc giành đến 14 điều từ 38-54 nói về xử phạt và chế tài trong trường hợp vi phạm pháp luật trong BHĐC. Trường hợp bị phạt thì mức phạt rất cụ thể, có tác dụng răn đe các công ty BHĐC, nhà phân phối không tuân thủ pháp luật ảnh hưởng xấu đến xã hội và người tiêu dùng (Theo Báo cáo giám định “Hoạt Động Bán Hàng Đa cấp trên địa bàn TP HCM: Thực trạng và giải pháp” – TS. Phạm Thị Bích Hoa).
Theo Báo cáo của Hiệp hội bán hàng trực tiếp thế giới: hơn 10% dân số Hàn Quốc tham gia vào bán hàng trực tiếp năm 2014. Mặc dù dân số Hàn Quốc ít hơn một nửa dân số Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn có hơn gấp đôi số nhà phân phối (gần 6 triệu người vào năm 2014) so với ở Nhật Bản. Theo tổ chức giám sát chống độc quyền, số lượng các công ty bán hàng đa cấp (MLM) đang hoạt động tại Hàn Quốc ngày càng tăng, khi chính phủ chuyển sang điều hành tốt hơn các nhà khai thác như vậy để ngăn ngừa thiệt hại của người tiêu dùng. Ngoài ra, từ năm 2006, các cơ quan quản lý sẽ đăng báo cáo hàng quý về hoạt động kinh doanh của các công ty BHĐC để kiểm soát tốt hơn thị trường và cảnh báo người tiêu dùng về các vấn đề có thể có liên quan đến giao dịch. Thị trường BHĐC Hàn Quốc năm 2014 tăng 8.1% CAGR đã dự báo chính xác việc Hàn Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản và chính thức vươn lên vị trí thứ 3 thế giới năm 2016. (CAGR- Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép được biểu hiện bằng USD năm 2014, giữa năm 2011 và năm 2014 - Theo ).
Nhật Bản là nước có thị trường BHĐC lớn thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ vào năm 2014 nhưng đến 2015, 2016, hình thức kinh doanh này tại Nhật có chiều hướng giảm sút mạnh. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút trong hoạt động là do mô hình kim tự tháp ảo diễn ra nhiều, kinh doanh không trung thực, gây mất lòng tin ở người tiêu dùng Nhật Bản (Theo Báo cáo giám định “Hoạt Động Bán Hàng Đa Câp trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và giải pháp” – TS. Phạm Thị Bích Hoa). Cùng với đó là sự phát triển mạnh của BHĐC tại Hàn Quốc và Đức. Hai quốc gia này đã cùng vươn lên vị trí thứ 3, sau Mỹ và Trung Quốc, đẩy Nhật Bản xuống vị trí thứ 5 trên toàn thế giới.
Một số thị trường BHĐC lớn mạnh trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… đều xây dựng văn bản mang tính pháp lý để điều chỉnh riêng loại hình BHĐC (ngoài Luật thương mại). Các văn bản thường xuyên được hoàn thiện để phục vụ cho công tác quản lý ngành BHĐC, giúp các công ty hoạt động tuân thủ pháp luật, và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.