Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khai mạc Tuần lễ Lưới điện Thông minh Việt Nam 2019

Ngày 2/12/2019, Tuần lễ Lưới điện Thông minh Việt Nam 2019 khai mạc tại Hà Nội với một chuỗi các hội nghị và hội thảo chuyên đề dành cho các ban, ngành liên quan, tổ chức chuyên môn, các chuyên gia và đối tác trong nước và quốc tế. Kéo dài đến ngày 5/12, Tuần lễ sẽ thảo luận về xu hướng, tầm nhìn và các giải pháp cho một tương lai năng lượng bền vững ở Việt Nam, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm về các giải pháp năng lượng thông minh nhằm nâng cao tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hệ thống điện và thúc đẩy hiệu quả năng lượng, cũng như giới thiệu các giải pháp, ứng dụng công nghệ hiện đại cho hệ thống điện trong tương lai.

Cục Điều tiết Điện lực và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ đồng tổ chức Tuần lễ. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ Dự án Lưới điện Thông minh cho Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (SGREEE), được phối hợp thực hiện bởi Cục Điều tiết Điện lực/Nạp Tiền 188bet , và GIZ đại diện cho Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ).

Tham dự Tuần lễ là các đại biểu đến từ Ban chỉ đạo phát triển Lưới điện thông minh tại Việt Nam, Nạp Tiền 188bet , các bộ ngành liên quan, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các công ty thành viên, các bên liên quan trong ngành năng lượng, các chuyên gia hệ thống điện trong nước và quốc tế, các công ty tư nhân, các đối tác phát triển quốc tế cũng như các tổ chức nghiên cứu, đào tạo và học thuật liên quan đến công nghệ Lưới điện thông minh. Các diễn giả của Tuần lễ là gần 20 đại diện của các cơ quan chính phủ, các công ty trong nước và quốc tế và các tổ chức nghiên cứu.

Tại Lễ khai mạc, Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực đã phát biểu: “Ngành Điện Việt Nam đã có những bước phát triển và tăng trưởng cao trong một thời gian dài, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển Lưới điện thông minh là một định hướng đúng đắn của Việt Nam và thực tế qua gần 7 năm thực hiện, với việc từng bước áp dụng công nghệ hiện đại đã góp phần nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện, tối ưu hoá trong vận hành hệ thống điện và nâng cao năng suất lao động của ngành điện. Đồng thời, hiện nay, với xu thế chung về phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, ứng dụng công nghệ lưới điện thông minh là một trong những giải pháp hữu hiệu để tích hợp, vận hành ổn định, tối ưu các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo; góp phần khuyến khích phát triển, tăng tỷ trọng và khai thác có hiệu quả nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, qua đó góp phần bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững. Là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam, trong giai đoạn tiếp theo, với nhiều khó khăn mới xuất hiện, Cục Điều tiết điện lực sẽ tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt vai trò của Cơ quan thường trực để tổ chức và giám sát thực hiện đạt được mục tiêu phát triển Lưới điện thông minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.”

Ông Sebastian Paust – Trưởng phòng Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam – cũng nhấn mạnh: “Trong năm nay, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu sản xuất điện. Tuy nhiên, để đạt tới tỷ trọng cao hơn nữa, nhiều giải pháp cần được thực hiện, đặc biệt là cần hỗ trợ nguồn điện mặt trời và điện gió hòa lưới. Tại Đức, gần một nửa sản lượng điện bắt nguồn từ năng lượng tái tạo (chiếm 47% trong sáu tháng đầu năm 2019), hầu hết là từ năng lượng gió và mặt trời. Tại sự kiện hôm nay, chúng tôi mong muốn tạo cơ hội để trao đổi về các kinh nghiệm quốc tế trong việc thực hiện các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để hỗ trợ nâng cao tỷ trọng của điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam.”

Sau ngày khai mạc chính thức, ngày thứ hai của Tuần lễ Lưới điện Thông minh với chủ đề “Sáng kiến công nghệ hệ thống điện” tập trung vào các giải pháp công nghệ mới hướng tới một hệ thống điện hiện đại và bền vững trong tương lai. Ngày thứ hai sẽ có hai chủ đề chính: (1) Vận hành hệ thống điện có tỷ trọng lớn các nguồn năng lượng tái tạo và (2) Giải pháp Năng lượng Thông minh: Các sáng kiến và ý tưởng công nghệ năng lượng tương lai.

Vào ngày 4/12, các chuyên gia về hệ thống điện và các học giả sẽ trao đổi kiến thức tại các phiên hội thảo chuyên đề với các chủ đề đa dạng. Với chủ đề “Chuyên đề Lưới điện Thông minh Việt Nam”, ngày thứ ba sẽ bao gồm các cuộc thảo luận chuyên sâu nhằm thu thập các ý kiến có giá trị từ các chuyên gia về các chủ đề (1) Các giải pháp nhằm linh hoạt hệ thống điện khi có nhiều nguồn năng lượng tái tạo hòa lưới; (2) Ảnh hưởng của nguồn năng lượng tái tạo lên hệ thống điện và (3) Hiện thực hóa Lưới điện Thông minh bằng các quy định pháp lý.

Ngày cuối cùng với chủ đề “Ứng dụng Internet trong lưới điện” là diễn đàn thảo luận mở về tầm nhìn cho hệ thống điện trong tương lai. Các đại biểu sẽ cùng nhau xác định những thách thức của hệ thống năng lượng Việt Nam trong tương lai và thảo luận về cách khắc phục những rào cản bằng các giải pháp Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) đã được trình bày.

Trong phần bế mạc, ông Tobias Cossen – Giám đốc dự án của GIZ – chia sẻ: “Để định vị được chủ đề Lưới điện Thông minh và thu hút sự quan tâm của các đối tác liên quan, bao gồm cả các lãnh đạo cấp cao về chủ đề này, chúng ta cần tổ chức các sự kiện chuyên ngành về Lưới điện Thông minh và tạo ra một diễn đàn trao đổi. Đó là lý do mà Cục Điều tiết Điện lực và GIZ đã quyết định tổ chức Tuần lễ Lưới điện Thông minh, nhằm thực hiện một chương trình sâu rộng, thu thập các đóng góp, ý kiến của các chuyên gia trong nước và quốc tế về các góc độ khác nhau của Lưới điện Thông minh. Đây là lần đầu tiên một sự kiện quy mô và chuyên sâu về Lưới điện Thông minh được tổ chức tại Việt Nam. Tuần lễ Lưới điện Thông minh sẽ kết nối tất cả các bên liên quan, cả công lập và tư nhân để cùng thảo luận về tương lai của lưới điện thông minh.”

Là một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất ở châu Á, Việt Nam phải đối mặt với sự gia tăng đáng kể về nhu cầu năng lượng, được dự đoán sẽ tiếp tục tăng với tốc độ hai con số trong những năm tới. Mặc dù cơ sở hạ tầng phát điện và lưới điện không ngừng được đầu tư, nhưng nhiệm vụ đảm bảo an ninh cung cấp điện vẫn là những thách thức lớn đối với hệ thống điện Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn 2021-2025 được dự báo tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất cân bằng cung cầu.

Nhận thấy lợi ích to lớn trong việc nâng cấp hệ thống điện quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 1670/QĐ-TTg vào ngày 8 tháng 11 năm 2012, phê duyệt chiến lược phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam (gọi tắt là Lộ trình Lưới điện Thông minh). Lộ trình nhằm cải thiện chất lượng và độ tin cậy của nguồn cung cấp điện quốc gia và thúc đẩy việc sử dụng điện một cách hiệu quả.

Để hỗ trợ việc phát triển của Lộ trình, Cục Điều tiết Điện lực và GIZ đã triển khai dự án Lưới điện thông minh cho năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng từ năm 2017. Trong khuôn khổ dự án, “Trung tâm Chia sẻ Kiến thức”: //smart-grid.vn/ đã được tạo lập. Đây là nền tảng mở đầu tiên của Việt Nam để chia sẻ các ý tưởng và giải pháp, sự phát triển và các tài liệu chính thức, kinh nghiệm liên quan đến ứng dụng công nghệ lưới điện thông minh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, “Cộng đồng Lưới điện Thông minh Việt Nam” cũng được thành lập trên Facebook để các chuyên gia trong nước và quốc tế thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn của họ về các giải pháp lưới điện thông minh, các ứng dụng và xu hướng trong nước và trên toàn thế giới.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website