Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo “Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ: Những định hướng tương lai”

Ngày 17/7/2012, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ đã tổ chức Hội thảo nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược hai nước. Buổi Hội thảo thu hút sự quan tâm, tham dự của nhiều Bộ, ngành, các hiệp hội, doanh nghiệp hai nước. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham dự khai mạc Hội thảo và có bài phát biểu nêu định hướng về các chủ đề được các đại biểu thảo luận.

Hội thảo tập trung trao đổi 5 chủ đề: (i) Tiến triển trong cấu trúc an ninh châu Á Thái Bình Dương: nhìn nhận của Ấn Độ và Việt Nam; (ii) Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam Ấn Độ: Hợp tác chính trị, an ninh, quốc phòng; (iii) Quan hệ kinh tế song phương: Vấn đề thương mại và đầu tư; (iv) Hợp tác trong vấn đề năng lượng truyền thống và phi truyền thống; (v) Phát triển kinh tế tri thức: Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội thảo

Tại phiên chuyên đề về quan hệ kinh tế song phương, Hội thảo đã nghe các diễn giả của Ấn Độ và Việt Nam trình bày, phân tích trên nhiều khía cạnh của quan hệ kinh tế, thương mại, hợp tác đầu tư giữa hai nước. Tiến sỹ Vikash Ranjan, nghiên cứu sinh đến từ Hội đồng Ấn Độ về các vấn đề thế giới trình bày những nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ những hạn chế trong thương mại hai nước. Ông Shantanu Srivastava, một doanh nhân rất am hiểu Việt Nam, bắt đầu kinh doanh với Việt Nam từ năm 1982 đã khái quát bốn giai đoạn hợp tác kinh tế với từ 1972 đến nay. Đại diện Bộ Công thương, Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á Lý Quốc Hùng đã nêu và nhấn mạnh những nguyên nhân khiến cho kim ngạch thương mại song phương chưa đạt mức kỳ vọng, đó là do doanh nghiệp hai nước chưa coi thị trường của nhau là trọng điểm, nhất là doanh nghiệp Việt Nam, hàng hóa chưa thật cạnh tranh, cách tính thuế phức tạp của phía Ấn Độ v.v... Để khắc phục những hạn chế trên cũng như góp phần tăng cường, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới, cần:

- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động kinh tế, thương mại giữa hai nước thông qua việc nghiên cứu khởi động đàm phán Hiệp định hợp tác về tài chính và ngân hàng, tương trợ tư pháp, vận tải đường biển, Hiệp định công nhận lẫn nhau về kiểm dịch động, thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Sớm thành lập Ủy ban Thương mại hỗn hợp giữa hai nước nhằm thúc đẩy quan hệ và hợp tác thương mại song phương, giải quyết kịp thời các trở ngại ảnh hưởng tới quan hệ thương mại song phương.

- Nghiên cứu, đề xuất các lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên hợp tác để tập trung hỗ trợ. Trước mắt nên tập trung vào các ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ viễn thông, xây dựng cảng biển…

- Giao các Bộ, ngành có liên quan của hai nước xem xét khả năng hợp tác cùng có lợi trong việc buôn bán các nông sản có thế mạnh trên thị trường thế giới nhằm giữ giá đảm bảo lợi ích của nông dân, hạn chế việc cạnh tranh bất lợi cho nhau.

- Cuối cùng các nước ASEAN và Ấn Độ cần sớm hoàn tất ký kết Hiệp định tự do về dịch vụ và đầu tư.

Buổi Hội thảo đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, những nhà nghiên cứu chính sách, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao, hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật hai nước. Hội thảo “Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ: Những định hướng tương lai” là một điểm nhấn trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website