Hội thảo “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp”
Hội thảo theo dõi báo cáo "Chương trình Quốc gia về Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” |
Ông Vũ Văn Diện, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng, Bộ Khoa học công nghệ đã trình bày báo cáo “Chương trình Quốc gia về Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”. Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chương trình nhằm tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội; Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; phát triển nguồn lực để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình gồm: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn Việt Nam, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin cảnh báo về chất lượng sản phẩm hàng hóa; Xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về năng suất chất lượng; Tổ chức hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất chất lượng; Xây dựng phong trào năng suất chất lượng tại các tỉnh, thành phố.
Hội thảo đã theo dõi phần trình bày của ông Phan Công Hợp, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ về “Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa nghành công nghiệp”. Theo đó, với mục tiêu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; thực hiện Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020"; từ cuối năm 2011, Nạp Tiền 188bet đã xây dựng, trình “Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp" và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012. Đây là một trong 9 Dự án thành phần thuộc Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020. Dự án sẽ được triển khai từ nay cho đến năm 2020, được chia làm hai giai đoạn 2012-2015 và 2016-2020 với các mục tiêu: (1) Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp chủ lực trên cơ sở áp dụng các giải pháp quản lý, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ, đầu tư nhằm tạo sự chuyển dịch cơ bản từ năng suất, chất lượng thấp, giá trị gia tăng thấp, công nghệ thấp sang năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao, công nghệ có hàm lượng khoa học cao, tăng giá trị nội địa hóa góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP); một số sản phẩm, hàng hóa công nghiệp có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; (2) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, các mô hình tiên tiến, quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp.
Ông Phó Đức Sơn, Viện Trưởng Viện Tiêu chuẩn Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng |
Ông Phó Đức Sơn, Viện Trưởng Viện Tiêu chuẩn Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã trình bày “Dự thảo Xây dựng hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa”. Dự án này được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 và giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Dự án có nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng 6.000 TCVN cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế; Nghiên cứu xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các nhóm sản phẩm, hàng hóa, quá trình có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh và ô nhiễm môi trường; Tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho khoảng 10.000 tổ chức, doanh nghiệp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Xây dựng quy hoạch và phát triển mạng lưới tổ chức đánh giá sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu đánh giá các sản phẩm, hàng hoá nhóm 2, sản phẩm, hàng hoá chủ lực, đạt chuẩn mực quốc tế và được thừa nhận trong khu vực, quốc tế; Đào tạo trong và ngoài nước cho thư ký, thành viên Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp…
Tiếp đó, bà Nguyễn Thu Hiền, Trung tâm Năng suất Việt Nam đã trình bày tham luận “Thúc đẩy các hoạt động năng suất chất lượng tại doanh nghiệp”. Đây là Dự án được thành lập nhằm phổ biến, nâng cao kiến thức về năng suất và chất lượng cho cán bộ; Đào tạo 2.000 chuyên gia, cán bộ đào tạo, tư vấn về năng suất và chất lượng tại các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp; Xây dựng mô hình điểm về áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tại 500 doanh nghiệp; Thiết lập hệ thống chỉ số đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua đánh giá các yêu cầu kỹ thuật và mức độ hài lòng của khách hàng. Theo bà Nguyễn Thu Hiền, kế hoạch triển khai Dự án trong giai đoạn 2012 – 2013 gồm các hoạt động: Tổ chức hội nghị, hội thảo cấp quốc gia, theo khu vực, ngành, địa phương và theo các chuyên đề để quảng bá và cập nhật thông tin. Tổ chức chương trình chuyên đề qua báo chí, truyền hình để tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của người lao động và người tiêu dùng trong việc thúc đẩy nâng cao năng suất và chất lượng. Xây dựng và phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá để cung cấp thông tin, kiến thức về năng suất và chất lượng tới các cơ quan quản lý và các tổ chức, doanh nghiệp. Biên soạn Giáo trình đào tạo về năng suất và chất lượng. Tổ chức các khóa đào tạo tập trung nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về năng suất và chất lượng cho đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn, đào tạo về năng suất chất lượng; cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn của các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp…
Sau phần trình bày của các diễn giả, Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp có giá trị của các đại biểu tham dự. Từ bài tham luận “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa tại tập đoàn công nghiệp hóa chất Việt Nam”, ông Chử Văn Nguyên, Trưởng ban Kỹ thuật Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho rằng: “Để có sự tăng trưởng bền vững, vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu là năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa của tập đoàn phải được nâng cao. Nghĩa là phải cải tiến để có sản phẩm chất lượng tốt hơn; loại bỏ mọi lãng phí, kiểm soát chi phí để có sản phẩm rẻ hơn và rút ngắn thời gian sản xuất để cung cấp sản phẩm nhanh hơn. Đó là yếu tốt then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của các doanh nghiệp”.
Ông Nguyễn Văn Thông, Viện trưởng Viện nghiên cứu dệt may Việt Nam (giữa) |
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Thông, Viện trưởng Viện nghiên cứu dệt may Việt Nam lại đưa ra các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng cho ngành dệt may như sau: Phát triển sản phẩm, ngành dệt may Việt Nam cần phải chuyển đổi chiến lược ưu tiên về giá sang các chiến lược tạo sự khác biệt, đổi mới sản phẩm liên tục; Nâng cao năng lực quản lý chuỗi giá trị; Quản lý hiệu quả và chi phí sản xuất; Tăng cường năng lực sản xuất và thực hành bền vững nhằm loại bỏ ảnh hưởng tiêu cực của quá trình sản xuất đối với môi trường…Cũng tại Hội thảo, ông Đỗ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm thương mại và công nghiệp, Nạp Tiền 188bet cho ý kiến: “Cần phải đánh giá năng suất có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó cần đề nghị Ban chỉ đạo tiến hành triển khai gấp để dự án sớm đi vào cuộc sống”. Ông cũng cho rằng, việc xác định và xây dựng tiêu chuẩn là thông số cơ bản nhưng cần phải hài hòa giữa tiêu chuẩn trong nước và tiêu chuẩn quốc tế, chúng ta cần đi tắt đón đầu với công nghệ tiên tiến, bắt kịp xu thế và nhu cầu của quốc tế.
Ghi nhận những ý kiến tham luận của diễn giả và các ý kiến đóng góp của đại biểu, ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Nạp Tiền 188bet , Phó trưởng ban chỉ đạo dự án tin tưởng: “Dự án sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa công nghiệp; nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP); góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra”.