Hội thảo doanh nghiệp Việt Nam - Buốc-ki-na Pha-xô
Tham dự Diễn đàn ngoài đại diện các bộ, ngành hữu quan còn có 18 doanh nghiệp của Buốc-ki-na Pha-xô và khoảng 100 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực nông sản, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc, vật tư nông nghiệp, v.v…
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Zourougi Gnessa Bernard, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Thương mại và Thủ công Mỹ nghệ Buốc-ki-na Pha-xô khẳng định mặc dù trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Buốc-ki-na Pha-xô còn khá khiêm tốn nhưng hai nước có những thế mạnh mang tính bổ sung cho nhau và có thể thiết lập quan hệ đối tác trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể doanh nghiệp hai bên có nhiều cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực nông sản, rau củ quả, vật tư nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ, thiết bị máy móc và chuyển giao công nghệ, v.v…
Ông Bernard nhấn mạnh, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Buốc-ki-na Pha-xô cần nắm bắt các cơ hội hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi và phát triển bền vững. Chính phủ hai nước đang tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, trong số đó, ngày 4/11/2013, Nạp Tiền 188bet Việt Nam và Nạp Tiền 188bet và Thủ công Buốc-ki-na Pha-xô đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại và công nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn hợp tác, tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai bên tiếp xúc trực tiếp và tìm được những đối tác tin cậy.
Trong bài tham luận của mình, ông Đỗ Hữu Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á - Nạp Tiền 188bet đã giới thiệu về tình hình trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Buốc-ki-na Pha-xô thời gian qua và đề xuất những biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Buốc-ki-na Pha-xô tăng từ hơn 8 triệu USD năm 2008 lên khoảng 18,3 triệu USD năm 2012. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, trao đổi thương mại song phương đạt 13,5 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 4 triệu USD và nhập khẩu 9,5 triệu USD. Các mặt hàng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu sang Buốc-ki-na Pha-xô gồm sản phẩm dệt may, gạo, rau quả, dược phẩm, linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, trang thiết bị nông nghiệp, dược phẩm, v.v… Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ thị trường này là bông các loại, hạt điều, vừng, bơ, dầu dừa, sản phẩm thủ công, v.v…
Về hợp tác đầu tư, hiện nay, Tập đoàn Viettel đã tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ viễn thông tại Buốc-ki-na Pha-xô. Ngoài ra, hai nước có thể hợp tác trong các lĩnh vực dệt may, chế biến nông sản.
Để thúc đẩy quan hệ hợp tác, hai bên cần tăng cường trao đổi các đoàn xúc tiến thương mại, tham gia các cuộc hội chợ - triển lãm quốc tế được tổ chức tại mỗi nước như Hội chợ thường niên Vietnam EXPO; Hoàn thiện khung pháp lý bằng cách ký kết các Bản ghi nhớ về thương mại gạo, bông, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Tăng cường trao đổi thông tin về cơ hội kinh doanh, đầu tư giữa hai nước; Đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ hợp tác Nam-Nam và trong cộng đồng Pháp ngữ với sự hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC).
Tại Diễn đàn, đại diện Lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã giới thiệu tình hình kinh tế Việt Nam, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thuộc Liên minh Kinh tế tiền tệ Tây Phi (UEMOA) và Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi (CEMAC). Trong những năm qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác với các nước châu Phi như Buốc-ki-na Pha-xô, Guinea Bissau, Benin, Senegal, Cộng hòa Congo,v,v...; thành lập một số diễn đàn doanh nghiệp trong đó có Diễn đàn Việt Nam-Châu Phi-Trung Đông, tổ chức và tham gia các đoàn xúc tiến thương mại tại châu Phi.
Nhân dịp này, ông Sansou Sibiri, Cục trưởng Cục xúc tiến xuất khẩu Bộ Công nghiệp, Thương mại và Thủ công mỹ nghệ Buốc-ki-na Pha-xô đã giới thiệu chi tiết về tiềm năng kinh tế, thương mại của quốc gia Tây Phi này với những thế mạnh như xuất khẩu như vàng, bông, hạt điều và các loại nông sản khác. Hiện tại, Buốc-ki-na Pha-xô đang tập trung vốn, kỹ thuật vào việc phát triển nông nghiệp để tiến tới tự túc lương thực và đẩy mạnh việc chế biến hàng nông sản.
Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, năm 2011, Buốc-ki-na Pha-xô đã cam kết cải thiện môi trường đầu tư với việc ban hành Luật đầu tư và Luật lao động mới. Năm 2012, Buốc-ki-na Pha-xô được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ cải cách ấn tượng nhất trong khu vực, nhất là đã rút ngắn về thời gian và thủ tục thành lập doanh nghiệp; tự do hóa thị trường lao động, ngoại hối; mở cửa đầu tư một số ngành chủ chốt như tài chính, viễn thông, ngân hàng; có những ưu đãi về thuế và thuê đất cho nhà đầu tư nước ngoài, v.v…
Ông Ben Mohamed Imamo, đại diện của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho rằng Diễn đàn này là cơ hội rất tốt để giới thiệu cho doanh nghiệp hai bên các cơ hội kinh doanh và đầu tư, các điều kiện, cách thức thâm nhập thị trường, xác định những trở ngại đối với trao đổi thương mại song phương và đề ra những giải pháp phù hợp.
Cũng nhân dịp này, các đại biểu tham dự đã được nghe Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trưởng Đại học An Giang trình bày kinh nghiệm hợp tác nông nghiệp và đầu tư trong lĩnh vực lúa nước tại châu Phi; nghe ông Bùi Việt Cường, Cố vấn cao cấp Công ty Ecotec Việt Nam giới thiệu về tiềm năng hợp tác chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, môi trường, thiết kế, xây dựng, v.v…
Tại phiên doanh nghiệp hai bên gặp gỡ trực tiếp giới thiệu thông tin mặt hàng, sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã tìm được các đối tác phù hợp để thỏa thuận hợp đồng nhất là trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản (vừng, hạt điều, gạo), trang thiết bị máy móc nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ. Doanh nghiệp hai bên cũng đã đặt nhiều câu hỏi về cách thức thâm nhập thị trường, hệ thống thuế xuất nhập khẩu, các rào cản thương mại, những phương thức thanh toán, cách thức tìm kiếm đối tác uy tín, v.v…
Trong thời gian ở Việt Nam, đoàn doanh nghiệp Buốc-ki-na Pha-xô do Thứ trưởng Bộ Công thương và Thủ công dẫn đầu còn đi thăm các công ty lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, v.v…