Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế hẹp Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 22, Hội nghị tham vấn giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Cao ủy Thương mại EU lần thứ 14

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế hẹp Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 22 (AEM Retreat-22), Hội nghị tham vấn giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Cao ủy Thương mại EU lần thứ 14 (AEM-EU 14) đã diễn ra trong các ngày 2-3 tháng 3 năm 2016 tại Chiềng Mai, Thái Lan. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Nguyễn Cẩm Tú dẫn đầu và các thành viên là đại diện Văn phòng Chính phủ và các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao.
Đây là hội nghị thường niên quan trọng để các Bộ trưởng Kinh tế 10 nước ASEAN trao đổi về cách thức triển khai xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) năm 2025, bao gồm các sáng kiến tăng cường hợp tác kinh tế nội khối và thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư với các đối tác đối thoại của ASEAN.
 
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 vào tháng 11 năm 2015, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025 kèm Lộ trình tổng thể xây dựng AEC 2025. Để triển khai Lộ trình này, tại Hội nghị AEM Retreat-22, các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm hoàn tất công tác lập Kế hoạch hành động chiến lược trong tất cả các lĩnh vực chuyên ngành của AEC và giao các Quan chức Kinh tế ASEAN thúc đẩy nội dung này. Các Bộ trưởng đánh giá cao việc nhiều nhóm công tác chuyên ngành đã xây dựng được chương trình làm việc của mình, bao gồm các nhóm công tác về tiêu chuẩn và hợp chuẩn, dịch vụ, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, thống kê, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để gắn kết công tác của ASEAN với cộng đồng doanh nghiệp, các Bộ trưởng nhất trí sẽ giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp đề ra và yêu cầu đánh giá tác động của từng biện pháp cụ thể đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các Bộ trưởng cũng thảo luận các giải pháp để hoàn tất một số biện pháp khó còn lại trong Lộ trình tổng thể xây dựng AEC 2015.

Các Bộ trưởng hoan nghênh các đề xuất ưu tiên của Lào - nước Chủ tịch ASEAN năm 2016 - cho hợp tác kinh tế ASEAN năm 2016 và các năm sau, gồm các hành động chính sau: (i) Xây dựng Khuôn khổ Thuận lợi hóa thương mại ASEAN; ii) Xây dựng Tuyên bố chung về Khuôn khổ quản lý an toàn thực phẩm ASEAN; iii) Xây dựng Khuôn khổ ASEAN về tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; iv) Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua cải thiện quy trình đăng ký kinh doanh và xây dựng công cụ tra cứu thuế ưu đãi trong ASEAN và các FTA ASEAN+1; v) Xây dựng Tuyên bố Vientiane và lập giải thưởng ASEAN về phát triển du lịch bền vững; vi) Xây dựng Bộ hướng dẫn cho việc thành lập và hợp tác về các đặc khu kinh tế; vii) Lập Kế hoạch tổng thể về phát triển khu vực Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma và Việt Nam (CLMV). Các Bộ trưởng đánh giá đây là các hành động thực tiễn, hỗ trợ phát triển, giúp thu hẹp khoảng cách trong khu vực. Tại Hội nghị, ta bày tỏ quan điểm ủng hộ và sẽ phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ nước Chủ tịch Lào để thúc đẩy việc thực hiện các hành động này.

Đối với việc đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 nước đối tác là Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Niu Di-lân, Ôt-xtrây-lia và Trung Quốc, các Bộ trưởng khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục củng cố vai trò trung tâm và dẫn dắt tiến trình đàm phán để hoàn tất trong năm 2016. Hiệp định này có ý nghĩa quan trọng chiến lược đối với ASEAN và mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp ASEAN và đối tác trong việc tạo thuận lợi cho thương mại, phát triển các chuỗi cung ứng trong khu vực. Trên tinh thần đó, các Bộ trưởng chỉ đạo tăng cường đàm phán về các nội dung chủ chốt là thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Để hỗ trợ ASEAN, đặc biệt là nước Chủ tịch Lào trong việc thúc đẩy đàm phán, Việt Nam sẽ xem xét tổ chức một phiên đàm phán chính thức, dự kiến vào tháng 8 năm 2016.

Với vai trò nước điều phối quan hệ kinh tế ASEAN-EU, Việt Nam đã báo cáo ASEAN và EU kết quả triển khai Chương trình làm việc về Thương mại và Đầu tư ASEAN-EU giai đoạn 2015-2016. Tới nay, hai bên đã triển khai hoạt động trong tất cả các lĩnh vực hợp tác đề ra. Trên cơ sở đó, quan hệ thương mại, đầu tư ASEAN-EU tiếp tục tiến triển mạnh mẽ. Tổng giá trị thương mại hai chiều giữa ASEAN và EU năm 2015 đạt 219 tỷ đô la Mỹ và đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào ASEAN đạt 29,3 tỷ đô la Mỹ, chiếm 21,5% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN. EU tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ hai và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của ASEAN. Nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư ASEAN-EU lên tầm cao mới, Việt Nam đã hỗ trợ hai bên tiếp tục thảo luận, thúc đẩy các hoạt động hợp tác hướng tới đàm phán FTA giữa hai khu vực trong tương lai. Các Bộ trưởng ASEAN và Cao ủy Thương mại EU đánh giá cao vai trò điều phối của Việt Nam và nhất trí đẩy mạnh quá trình tham vấn để xem xét, quyết định tại Hội nghị tham vấn tiếp theo.

Hiện nay, ASEAN là một đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, chiếm gần 13% tổng giá trị thương mại của Việt Nam. Năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với thị trường ASEAN đạt gần 42 tỷ USD. Các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu 18,16 tỷ USD giá trị hàng hóa sang thị trường ASEAN, chiếm 11,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước ra thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN những năm gần đây rất đa dạng, bao gồm dầu thô; gạo; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; hàng dệt may; giày dép; thủy sản; cà phê; cao su.

Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; chất dẻo nguyên liệu; giấy; gỗ và sản phẩm gỗ; hàng điện gia dụng và linh kiện; linh kiện và phụ tùng ô tô; hóa chất và sản phẩm hóa chất. Kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN đạt 23,83 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2015, có 8 nước ASEAN đầu tư FDI vào Việt Nam là Sing-ga-po, Ma-lay-xia, Thái Lan, Bru-nây, In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin, Lào và Cam-pu-chia với 2.705 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng ký 56,85 tỷ USD, chiếm 20,9% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website