Hội nghị cạnh tranh ASEAN lần thứ 5: “Thúc đẩy thực thi luật và chính sách cạnh tranh hậu 2015: Diễn biến, Cơ hội và Thách thức”
Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Tuấn Anh và đại diện của cơ quan quản lý cạnh tranh, giới nghiên cứu các nước trong và ngoài khu vực, các tổ chức/mạng lưới cạnh tranh quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá cao sáng kiến của Nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN (AEGC) về việc thường niên tổ chức chuỗi Hội nghị Cạnh tranh ASEAN. Đây cũng là dịp để các nước chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN có nhận thức sâu sắc về vấn đề cạnh tranh, nhằm đạt được môi trường cạnh tranh lành mạnh, hài hòa toàn khu vực.
Trong một ngày rưỡi, Hội nghị tập trung thảo luận các nội dung xoay quanh chủ đề về thúc đẩy thực thi hiệu quả pháp luật cạnh tranh khu vực ASEAN trong bối cảnh ASEAN trở thành cộng đồng kinh tế chung năm vào năm 2015, bao gồm: tổng quan về cạnh tranh tại ASEAN; các phương thức nhằm xây dựng một ASEAN hiểu biết về cạnh tranh; những biện pháp nhằm đảm bảo tính trung lập trong thực thi pháp luật cạnh tranh, duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng cho cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân; triển vọng xây dựng mạng lưới nghiên cứu về cạnh tranh tại khu vực ASEAN; định hướng hợp tác thực thi pháp luật cạnh tranh tại khu vực ASEAN.
Ông Penn Sovicheat, Chủ tịch Nhóm Chuyên gia cạnh tranh AEGC đưa đến Hội nghị một cái nhìn toàn cảnh về nền kinh tế khu vực khi cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành vào cuối năm 2015 đồng thời khẳng định vai trò không thể thiếu của việc thực thi hiệu quả pháp luật cạnh tranh, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Bà Yap Lai Peng, Trưởng phòng cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và sở hữu trí tuệ, Ban Thư ký ASEAN cập nhật về tình hình thực thi pháp luật cạnh tranh, đánh giá cao những thành tựu đáng kể về mặt sáng kiến mà cơ quan cạnh tranh các nước khu vực đã đạt được trong thời gian qua. Bà cho rằng để có được sự thống nhất trong cạnh tranh của khu vực, đòi hỏi sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên và phải xây dựng cơ chế hợp tác về cạnh tranh trong khu vực. Tiếp đến, phải xây dựng cộng đồng ASEAN có được nhận thức sâu sắc về vấn đề cạnh tranh, nhằm đạt được môi trường cạnh tranh lành mạnh với sự tham gia của nhiều chủ thể từ các doanh nghiệp đến cơ quan Nhà nước.
Đảm bảo tính trung lập cạnh tranh, xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp là một nội dung quan trọng, thu hút nhiều sự chú ý của Hội nghị. Đảm bảo tính trung lập trong cạnh tranh cũng có nghĩa là đảm bảo cho các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau (nhà nước hay tư nhân) đều được cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Các diễn giả ông Toh Han Li đến từ Ủy ban cạnh tranh Singapore và ông John Davies, Trưởng phòng cạnh tranh OECD đều đã đồng quan điểm khi cho rằng nếu chính phủ dành cho doanh nghiệp nhà nước những ưu đãi/lợi thế hơn so với doanh nghiệp khác tất yếu sẽ dẫn đến việc thị trường bị bóp méo, hoạt động kém hiệu quả. Biết là vậy nhưng trên thực tế, chính phủ một số nước vẫn dành cho doanh nghiệp nhà nước những lợi thế nhất định như những khoản bảo lãnh, vay nợ chính phủ với lãi suất thấp, ưu đãi về thuế, xóa nợ, giãn nợ.
Để dỡ bỏ rào cản trên, Singapore chủ trương để các doanh nghiệp nhà nước được tự do cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường ở tất cả các phương diện không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía nhà nước. Chính phủ chỉ đóng vai trò xây dựng qui định, chính sách và hoàn toàn không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo bà Wan Khatina Nawawi, Giám đốc Viện nghiên cứu Malaysia, trong hoàn cảnh hiện tại Malaysia vẫn còn thiếu vắng các qui định liên quan đến nguyên tắc trung lập cạnh tranh nhưng chính phủ đã thực hiện chương trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước với nhiều sáng kiến đổi mới như tăng cường năng lực cấp quản lý, rà soát và cải cách thủ tục mua sắm công, tối ưu hóa quản lý vốn nhằm gia tăng tính hiệu quả thị trường.
Hội thảo cũng đưa ra ý tưởng về việc xây dựng mạng lưới nghiên cứu về cạnh tranh khu vực ASEAN. Theo Tiến sỹ R. Ian McEwin đến từ trường Đại học Malaya, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đó là sự thật không cần bàn cãi. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại số lượng các nghiên cứu thực nghiệm về tác động to lớn của cạnh tranh đối với phát triển kinh tế được tiến hành trong khu vực ASEAN vẫn còn rất ít ỏi. Do đó, trong thời gian tới cần phải tiến hành nhiều hơn nữa những nghiên cứu liên quan đến cạnh tranh trong khu vực đồng thời tính đến việc xây dựng một trung tâm về luật và chính sách cạnh tranh có trọng tâm là ASEAN. Điều đó sẽ góp phần phát triển các mối quan hệ với các trung tâm cạnh tranh và các nhà nghiên cứu trên thế giới và đóng vai trò kết nối với các tổ chức khác như OECD, UNCTAD, WB và các cơ quan quản lý cạnh tranh trên toàn cầu.
Hội nghị dành thời gian bàn về vấn đề hợp tác trong thực thi pháp luật cạnh tranh khu vực ASEAN. Theo Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, trong quá trình tạo lập chính sách cạnh tranh chung giữa các nước trong khu vực, cần phải xác định các ưu tiên để xây dựng chính sách cạnh tranh đảm bảo sự kết nối giữa LCT với các chính sách công khác. Đồng thời, tăng cường nhận thức về lợi ích cạnh tranh đối với hiệu quả kinh tế và lợi ích tiêu dùng. Đặc biệt, phải xây dựng mạng lưới chuyên gia và hệ thống quản lý kiến thức ở cấp độ quốc gia, song phương và khu vực ASEAN.
Theo ông Cao Xuân Hiến, Trưởng phòng điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh, để xây dựng cơ chế hợp tác hiệu quả, trong thời gian tới, các nước ASEAN cần phải: (i)Tăng cường giới thiệu và thực thi pháp luật cạnh tranh đối với các nước cạnh tranh khu vực; (ii) xây dựng năng lực và đối thoại chính sách hướng tới hội tụ các quy tắc về cạnh tranh; (iii) thay thế cách tiếp cận “Con đường ASEAN”, sử dụng phương pháp tiếp cận “ ASEAN - X” cho cơ chế hợp tác tiến tới một thị trường ASEAN thống nhất – Một cơ quan cạnh tranh của Khu vực ASEAN.
Bên lề Hội nghị là Phiên ra mắt báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam năm 2014. Theo ông Raymond Mallon, cố vấn cao cấp RCV, đây là báo cáo thứ ba trong chuỗi các báo cáo về tập trung kinh tế mà VCA thực hiện. Báo cáo cung cấp cái nhìn tổng quan về những xu hướng chính trong tập trung kinh tế, mua bán và sáp nhập. Đây sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị đối với những nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng và sửa đổi chính sách/cơ quan cạnh tranh.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh đã tổng kết một số nội dung nổi bật của Hội nghị. Theo ông Bạch Văn Mừng, những nội dung được thảo luận tại Hội nghị sẽ là những bài học quý báu cho cơ quan cạnh tranh các nước trong khu vực ASEAN nhằm đưa ra định hướng phát triển hợp tác trong bối cảnh hội nhập khu vực và sự gia tăng các vụ việc phản cạnh tranh xuyên biên giới sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành.