Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu Dệt may Việt Nam tại Canada - hướng đến xuất khẩu xanh và thân thiện môi trường

Hội chợ tìm nguồn cung hàng dệt may lớn nhất sẽ diễn ra tại Trung tâm hội nghị Toronto từ ngày 7-9 tháng 11 năm 2022. Đây là hội chợ lớn nhất khu vực Bắc Mỹ và được tổ chức luân phiên hàng năm tại Toronto vàMiami; đây cũng là hội chợ dệt may đầu tiên được tổ chức lại tại Bắc Mỹ kể từ năm 2019, do tình hình Covid. 

Hội chợ năm nay có sự tham gia của hơn 150 gian hàng từ 12 cường quốc dệt may trên thế giới như: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Hàn Quốc, Canada, Hoa Kỳ, Srilanka, Thuỵ Sĩ, Ghana, Đài Loan. Đã có trên 5000  công ty mua hàng đăng ký tham quan Hội chợ để tìm kiếm nguồn cung mới, trong đó có những nhà mua lớn như Walmart, Tesco, Rudsak, Moose Knookle, Levi’s, American Eagle... 

Tại Hội chợ Toronto năm nay, Việt Nam có 2 gian hàng của Thương vụ Việt Nam tại Canada và Việt Vương. Mặc dù quy mô và số lượng gian hàng của Việt Nam là nhỏ nhất so với các nước khác (Trung Quốc có hơn 50 gian hàng, Ấn Độ có hơn 20 gian hàng), mục tiêu của Việt Nam tham gia là để giới thiệu nền dệt may Việt Nam hướng đến công nghệ, đổi mới và các dự án thân thiện môi trường. Sự có mặt của gian hàng Thương vụ Việt Nam tại Canada và các cán bộ Thương vụ trong suốt thời gian triển lãm đã giúp đảm bảo sự hiện diện của Việt Nam trên bản đồ dệt may thế giới và hỗ trợ kết nối đơn hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam không có điều kiện tham gia Hội chợ. 

Bên cạnh đó, sự tham gia của Thương vụ Việt Nam tại Canada vào các hoạt động hội thảo, đối thoại trực tiếp tại Hội chợ (do Liên đoàn dệt may Canada và Tổ chức chứng nhận sản xuất trách nhiệm toàn cầu phối hợp tổ chức) là nỗ lực để khuyến khích các nhãn hàng dệt may lớn của thị trường Bắc Mỹ quan tâm đến các cơ hội kết nối sản xuất và chuỗi cung ứng dệt may với thị trường Việt Nam mà CPTPP mang lại. Tại Hội chợ, Thương vụ Việt Nam cũng có buổi làm việc với Chủ tịch Liên đoàn dệt may Canada để trao đổi các hướng hợp tác giữa Canada với Việt Nam trong lĩnh vực dệt may tái chế, đào tạo chuyển đổi sản xuất tuần hoàn cho các doanh nghiệp Việt Nam và tổ chức các đoàn mua hàng vào Việt Nam. 

Lần đầu tiên tham gia triển lãm tại Canada, người sáng lập của công ty Việt Vương - một công ty dệt may có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh - tự hào chia sẻ về chiến lược phát triển xanh của công ty: Tiên phong nắm bắt được nhu cầu giảm dấu ấn carbon trong tiêu dùng dệt may để đạt mục tiêu giảm phát thải của thế giới và xu hướng sản xuất tuần hoàn và sinh thái trong công nghiệp dệt may, Việt Vương đã sớm triển khai từ 2019 quy trình sản xuất xanh để giảm ô nhiễm và là một trong những doanh nghiệp dệt may Việt Nam đầu tiên nhận được chứng chỉ LEED (Leadership in Energy and Environnmental Design). Hiện nay, 55% sản xuất của Việt Vương đang phục vụ thị trường Hoa Kỳ. Tham gia Hội chợ tại Toronto lần này, Việt Vương có tham vọng mở rộng mạng lưới đối tác nhập khẩu và sản xuất OEM cho thị trường Canada, nhằm vào những thương hiệu dệt may nổi tiếng toàn cầu của Canada, đặc biệt là những thương hiệu áo khoác chịu lạnh chất lượng cao của Canada. Tại Hội chợ, Việt Vương đã mang đến trưng bày nhiều sản phẩm và thiết kế mới sử dụng các vật liệu sáng tạo và không ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, dệt may là sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch lớn thứ hai vào Canada. Năm 2021, theo số liệu sở tại, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1.2 tỷ USD vào thị trường Canada, tăng 40.8% trong giai đoạn 2018-2022 và là một trong những ít nước có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao như vậy. Nhờ tận dụng tốt CPTTP, dự kiến năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường có thể đạt tới 1.5 tỷ USD. Luân phiên hàng năm, tại Canada có hai hội chợ dệt may lớn đều diễn ra tại Toronto là Hội chợ tìm nguồn cung hàng dệt may Toronto và Triển lãm dệt may, da giày toàn cầu tại Canada. Ngoài ra, tại Canada còn có nhiều hoạt động hội chợ triển lãm trong ngành hành tại các thành phố khác. Các doanh nghiệp quan tâm, mời truy cập Trang thông tin của Thương vụ tại vntradetoca.org và liên hệ với Thương vụ qua email: [email protected] và [email protected]

- Nhóm các sản phẩm may mặc dệt kim: Tính đến hết tháng 9/2022, kim ngạch xuất khẩu của nhóm mã HS 61 đã đạt 696 triệu USD, tăng 39.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng quy mô thị trường Canada đối với nhóm hàng này khoảng từ 5 đến 6 tỷ USD/năm. Sau đại dịch, với việc mở cửa hoàn toàn lại đời sống xã hội và các hoạt động văn hoá giải trí, du lịch, nhu cầu nhập khẩu của Canada đối với nhóm mặt hàng này tăng mạnh so với 2021, đạt 31%. Việt Nam là nước đứng thứ ba về xuất khẩu mã HS 61 vào Canada, tuy nhiên, Trung Quốc với thị phần gần 30% vẫn đang bỏ xa chúng ta với kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 1.3 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2021. Hiện nay, đứng sau Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam là nước đứng thứ ba về giá trị xuất khẩu vào địa bàn; đây cũng là vị trí Việt Nam mới giành được từ 2 năm nay sau CPTPP khỏi tay Bangladesh. Tuy nhiên, với nhu cầu đa dạng hoá nguồn cung của Canada, các thị trường Ấn Độ, Indonesia và Sri Lanka đang nổi lên như là các đối thủ cạnh tranh rất mạnh nhờ năng lực hoàn thiện các mặt hàng có độ khó cao.

- Nhóm các sản phẩm may mặc không dệt kim: Tính hết tháng 9/2022, kim ngạch xuất khẩu của nhóm mã HS 62 đã đạt 583 triệu USD, tăng 48.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng quy mô thị trường Canada đối với nhóm hàng này khoảng từ 4 đến 5 tỷ USD/năm. Cũng giống mã HS 61, thị trường Canada có nhu cầu tăng mạnh đối với sản phẩm thuộc mã HS 62 kể từ khi Chính phủ Canada dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp giãn cách. Nếu nhu cầu của thị trường tiếp tục duy trì như hiện nay (tăng 32% nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2021), dự kiến năm nay, nhu cầu của thị trường Canada không những phục hồi so với trước đại dịch, mà còn vượt quá cả mức nhập khẩu cao nhất lịch sử nhập khẩu Canada đạt được năm 2019 là 4.7 tỷ USD. Việt Nam từ nhiều năm nay đứng vững vị trí thứ ba sau Trung Quốc và Bangladesh

 


Tác giả: Thương vụ Việt Nam tại Canada

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website