Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giải bài toán nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho xuất khẩu

Trong năm 2016, cả nước có 24 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Tỷ lệ nội địa hóa một số ngành được nâng cao như điện thoại di động, dệt may... Tuy kết quả khả quan so với những năm trước nhưng giá trị gia tăng của nhiều nhóm ngành hàng mang lại vẫn chưa thực sự cao.

 

Vậy làm thế nào để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho xuất khẩu?

 

Đây là nội dung của Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2017 được Cục Xúc tiến thương mại, Nạp Tiền 188bet tổ chức vào sáng 20/4 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế.

 

Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu khai mạc Diễn đàn

 

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại chia sẻ, trong nhiều năm qua, xuất khẩu trở thành động lực trong tiến trình phát triển. Những năm gần đây, nền kinh tế đã có bước chuyển ngoặt quan trọng. Xuất khẩu là động lực chính duy trì đà tăng trưởng cũng như phát triển bền vững. Diễn đàn là sự kiện thường niên trong khuôn khổ Hội chợ quốc tế, tại diễn đàn, kỳ vọng nhận được ý kiến đóng góp chia sẻ của chuyên gia, cộng động doanh nghiệp - người trực tiếp xuất khẩu, tạo gía trị gia tăng cho xuất khẩu.

 

Làm chính sách phải đả động đến cái gốc của vấn đề

 

Đánh giá cao nội dung của diễn đàn, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn cho rằng,  xúc tiến xuất khẩu, giá trị xuất khẩu hay giá cả đều là động lực cho người sản xuất và cho người tiêu dùng. Trong bối cảnh suy thoái, nông nghiệp không chỉ là trụ đỡ mà còn là cứu cánh cho nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ góp phần ổn định chính trị của đất nước, ổn định cho nông thôn.

 

Qua 30 năm đổi mới, kinh tế nông nghiệp xuất khẩu trung bình đạt sắp xỉ 30 tỷ USD, sản lượng xuất khẩu nông nghiệp rất lớn. Xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp có mặt tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong năm 2016, xuất khẩu rau củ quả vượt gạo, (gạo đạt 2,2 tỷ USD, giảm cả về lượng và giá trị, trong khi đó ở Thái Lan, Xuất khẩu gạo tăng cả số lượng và giá trị). Tuy xuất khẩu với khối lượng lớn nhưng giá trị mang về lại rất thấp. Lấy ví dụ cho vấn đề này, ông Lại Xuân Môn nói, mặt hàng tiêu, điều của Việt Nam là những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất nhì thế giới , tuy nhiên giá trị chỉ đứng thứ 6. Giá trị thấp nên đời sống của người nông dân khó khăn.

 

Nêu ra nguyên nhân của vấn đề này, ông Lại Xuân Môn thẳng thắn, cần làm rõ 10 nguyên nhân, thứ nhất về chính sách thiếu đồng bộ, chưa liên thông; thứ 2 là quy hoạch sản xuất; thứ 3 về Khoa học kỹ thuật và công nghệ; tiếp đến là  hạ tầng khó khăn; Về vốn; Quy hoạch trong vấn đề liên kết vùng, địa phương, các bộ ngành trung ương; Đầu vào, đầu ra cho sản phẩm; Chất lượng nguồn nhân lực; Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp thấp; Đàm phán tiếp thị còn yếu.

 

Cần tìm ra gốc của vấn đề, "Gốc ở đây là xuất khẩu tăng về số lượng nhưng phải đảm bảo về chất lượng nhưng đời sống của người nông dân phải được nâng lên. Tăng số lượng, chất lượng nhưng đời sống của người nông dân không tăng thì không có giá trị. Đích là để cho đời sống của người chủ thể sản xuất phải được nâng lên" ông Lại Xuân Môn nhấn mạnh.

 

 

Với góc độ đại diện cho 16 triệu hộ nông dân, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam cho rằng cần rà soát tất cả cơ chế chính sách đồng bộ, liên thông, hiệu quả chứ không phải chỉ xúc tiến xuất khẩu. Chính sách ở đây đối với nông nghiệp là chính sách đất đai phải quy hoạch các vùng sản xuất phải đồng bộ, quy hoạch cả về hạ tầng như đường, điện, nước; Về giống cần đồng bồ; Gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ. Như ở Nhật, Hàn Quốc, Úc người ta quy hoạch vùng sản xuất đường, điện, nước, giống đến tận ruộng, đồng nhất các loại giống, gắn với kho bảo quản và định hướng xuất khẩu. Tại Hàn Quốc tất cả nông dân đều có kho bảo quản. "Quy hoạch vùng lúa tại Hàn Quốc chỉ có khoảng 900 ngàn ha, tuy nhiên có thể đảm bảo an ninh lương thực cho 52 triệu người vẫn còn xuất khẩu. Tại Nhật, quy hoạch vùng lúa là 1500ha, đảm bảo lương thực cho 127 triệu người và 1 phần xuất khẩu".

 

Thứ hai là về chính sách khoa học công nghệ, Chính phủ phải đặt hợp đồng với Viện nghiên cứu cây trồng chủ lực quốc gia. Như vậy mới tạo được ra những giống có năng suất, chất lượng. Ở Hàn Quốc sản xuất cà chua trở thành trái cây chứ không phải chỉ đơn thuần là một loại rau. Với chính sách đối với nông nghiệp, Nhật Bản và Hàn Quốc đầu tư cho nông nghiệp rất lớn. Kinh tế nông nghiệp tại Hàn Quốc chỉ đóng góp 2% vào GDP nhưng nhà nước đầu tư hơn 6% GDP vào khoa học công  nghê, vốn, kho bảo quản, cơ sở đầu mối để đấu giá. Còn tại Việt Nam, nông nghiệp đóng góp 17-18% vào GDP, nhưng đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp chỉ hơn 5%. 

 

"Làm chính sách phải đả động đến gốc của vấn đề" ông Lại Xuân Môn một lần nữa khẳng định.

 

Tham luận nâng cao giá trị gia tăng cho xuất khẩu Việt Nam, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Nạp Tiền 188bet chia sẻ, năm 2016 là thời điểm khó khăn, cạnh tranh trên thị trường gay gắt, biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Dẫu vậy, trong bối cảnh đó, xuất khẩu vẫn đạt trên 176 tỷ USD, tăng 9%. Tuy không đạt 10% như chỉ tiêu  Quốc hội đề ra, nhưng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, 9% được coi là tăng trưởng nóng.

 

Vấn đề đặt ra hiện nay là chuyển dịch cơ cấu. Hiện nay cơ cấu các mặt hàng đã thay đổi lớn, mặt hàng công nghiệp vươn lên chiếm 80% giá trị xuất khẩu. Nhưng cả vấn đề công nghiệp và nông nghiệp đều gặp vấn đề đó là hàm lượng chế biến không được sâu - Đây là một trong những khâu mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất.

 

Bên cạnh đó, một số mặt hàng của Việt Nam còn gặp phải một số vấn đề liên quan đến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề then chốt để có thể xuất khẩu sản phẩm vào các nước. Một số ngành hàng rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu, ví dụ như điều, tôm hiện nay Việt Nam đều phải nhập khẩu, dẫn đến phụ thuộc. Việc xây dựng Thương hiệu còn khó khăn. "Phải chăng xây dựng thương hiệu tập thể" ông Trần Thanh Hải gợi ý bởi "ở góc độc nào đó có thương hiệu tập thể sẽ kéo được kinh doanh tại một số nước".

 

 

Ông Trần Thanh Hải cũng cho rằng cần ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp cơ khí, trong ngành công nghiệp điện tử, dệt may, da giày, trong ngành công nghiệp nhựa - cao su. Nâng cao chuỗi cung ứng để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh. Quan tâm đến bao bì, nhãn mắc, thương hiệu sản phẩm.

 

Phải cải cách lại hệ thống thương mại

 

Còn theo ông Nguyễn Văn Nam - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, muốn nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản xuất khẩu Việt Nam phải bám vào chuỗi giá trị hàng hóa nông sản để xem lại từng doanh nghiệp, từng ngành có thể làm gì, có thể cải tiến áp dụng khoa học công nghệ ở khâu nào. Chuỗi giá trị của hàng nông sản xuất khẩu bắt đầu từ nghiên cứu, thiết kế ra giống, kỹ thuật và công nghệ là chăm sóc trồng trọt, đến bảo quản, chế biến, cuối cùng là thương mại và người tiêu dùng. Qua rất nhiều khâu nên phải nắm chắc có thể cải tiến được gì.

 

Giống - là khâu mang lại giá trị gia tăng cao nhất nhưng hiện nay Việt Nam chưa làm được. Chăm sóc, thu hoạch còn hao hụt rất nhiều (khoảng 20%), bảo quản, chế biến còn rất yếu. Đây là khâu các Trung tâm nghiên cứu phải làm, nhưng hiện nay chưa đặt hàng cụ thể, "một là Nhà nước chọn, đặt hàng, nếu Nhà nước không làm thì doanh nghiệp phải làm, doanh nghiệp cần đặt hàng những sản phẩm gì, cây gì, còn gì, thì cần đặt hàng" ông Nguyễn Văn Nam góp ý.

 

Khâu thứ 2 là trồng trọt và chăn nuôi, hiện nay không thể làm như xưa, quy trình này cũng cần phải có người nghiên cứu, nhưng chưa làm, lúa nhiều nhưng chất lượng thấp và lẫn loại, nên gạo không thể bán được giá cao.

 

Thứ ba là tiêu thụ và chế biến. Hiện nay tiêu thụ vẫn theo lối truyền thống, chưa có cải biến, đa phần là bán tiểu ngạch nên rủi ro cao, gây hao hụt giá trị sản phẩm. Còn chế biến hiện rất yếu, ví như mặt hàng cà phê chỉ xuất khẩu được với giá bán 2USD/kg, trong khi đối với những sản phẩm đã chế biến có giá bán (200 USD/kg). "Bóc lột người nông dân để nuôi người tiêu dùng ngoài nước" ông Nguyễn Văn Nam thẳng thắn.

 

Thứ tư, Marketing bán hàng phải tổ chức cải tiến như thế nào để là khâu nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Qua đó xác định, doanh nghiệp nào làm gì để có thể nâng cao giá trị gia tăng của từng khâu.

 

Để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản xuất khẩu Việt Nam , riêng khâu tiêu thụ sản phẩm là khâu cần thiết phải quan tâm "chúng ta làm ra nhiều sản phẩm nhưng không nắm được thị trường tiêu thụ thì chúng ta luôn luôn phải bán rẻ", phải cải cách hệ thống thương mại, sản xuất lớn thì thương mại cũng phải cải biến lại, không thể bằng lòng với thương mại nhỏ lẻ, gây tổn thất lớn cho người nông dân, lợi ích của người tiêu dùng. Phải cải cách mạnh về thương mại, tạo nên những tập đoàn thương mại lớn, nếu có được thương hiệu thì doanh nghiệp mới có đất sống, mới làm ăn được.

 

 

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Phạm Hồng Việt, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty cổ phần Cao su Hà Nội cho rằng, với tất cả doanh nghiệp muốn tham gia sân chơi xuất khẩu, đầu tiên phải cam kết phát triển lâu dài, bền vững, từ đó mới vạch ra được chiến lược phát triển riêng của công ty. Công ty cổ phần Cao su xác định 6 vấn đề doanh nghiệp quan tâm nhiều, thứ nhất là phát triển sản phẩm trên cơ sở nghiên cứu thị trường; cải tiến và thay đổi công nghệ; phải có chiến lược đầu tư hợp lý; cần có đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp; cần chuyên nghiệp hóa trong quản trị doanh nghiệp; phải đánh giá được các yếu tố tác động đến doanh nghiệp.

 

Phát triển sản phẩm hiện nay phải dựa trên cải tiến công nghệ, du nhập công nghệ mới, Công ty cổ phần Cao su chuyên sản xuất các phụ kiện cho ngành da giầy, phải liện tục sử dụng các nguyên liệu mới, đây là điều quan trọng, những nguyên liệu mới do thành tựu khoa học mang lại, các doanh nghiệp phải mau chóng sử dụng. Các doanh nghiệp cần quan tâm phát triển sản phẩm và đầu tư công nghệ trước mắt và lâu dài.

 

Thứ hai, lựa chọn công nghệ phù hợp với doanh nghiệp, khả năng doanh nghiệp thấp thì không thể đầu tư những công nghệ quá hiện đại, doanh nghiệp sẽ hụt hơi. Một vấn đề nữa là thời điểm đầu tư và cơ hội đầu tư cho sản xuất, phải xác định được đối tượng sản phẩm và thời điểm đầu tư.

 

"Khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp cần xác định rõ cần tham gia ngay từ đầu, từ khi còn phát triển sản phẩm chứ không phải khi họ có sản phẩm trên thị trường mới tìm đến đặt hàng. Phải xác định có thể thất bại khi mà doanh nghiệp đó thất bại và thành công khi doanh nghiệp đó thành công: ông Phạm Hồng Việt nhấn mạnh.

 

Trước ý kiến của một số doanh nghiệp băn khoăn về việc cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương  mại cho rằng, thời gian qua trong hàng loạt các chính sách cũng như các hoạt động xúc tiến đầu tư ở các địa phương phần lớn các dự án của các nhà đầu tư Việt Nam đã được vinh danh. Ở đâu đó trong 1 vài lĩnh vực có thông tin DN Việt bị lép vế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cả trong chính sách và thực tiễn chúng ta đã giải quyết được vấn đề đó. Có chăng, xuất phát từ nguồn vốn, thị trường, doanh nghiệp Việt có thể bị lép vế so với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam đã được ưu ái hơn so với trước.

 

"Chính phủ luôn đau đáu giúp cho doanh nghiệp. Cục Xúc tiến thương mại cũng mong muốn làm được nhiều và tốt hơn nhưng nhiều việc chưa làm được, chẳng hạn như việc kết nối với các doanh nghiệp, địa phương. Cục đang phối hợp với các Bộ, ngành để tìm ra cách làm thiết thực hỗ trợ nhiều hơn các doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại. Tham gia xúc tiến là đầu tư chứ không phải chi phí" ông Bùi Huy Sơn nhấn mạnh.

 

Quyên Lưu


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website