Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

EVFTA là công cụ hữu hiệu để Đà Nẵng và đối tác EU thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư

Thị trường EU là một trong những thị trường xuất khẩu chính của TP. Đà Nẵng. EVFTA có hiệu lực là nền tảng và đòn bẩy để Đà Nẵng và các đối tác EU thúc đẩy hợp tác thương mại, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Đà Nẵng cũng được các đối tác EU nhận định là điểm đến hấp dẫn của công nghiệp “xanh”.

Kỳ vọng gia tăng trao đổi hàng hóa từ EVFTA

Ngày 26/11, Đoàn Công tác của Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam do ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại TP. Đà Nẵng.

Tại buổi tọa đàm kết nối Đà Nẵng – EU, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết, trong số 45 địa phương thuộc 20 quốc gia trên thế giới mà Đà Nẵng đã thiết lập quan hệ chính thức, có 10 địa phương EU. Mối quan hệ giữa Đà Nẵng và các địa phương EU thường tập trung vào những chương trình, dự án hợp tác cụ thể, góp phần giải quyết những vấn đề cả hai bên cùng quan tâm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt trong các lĩnh vực môi trường, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, giáo dục, thành phố thông minh...

Đáng chú ý, EU là một trong những thị trường xuất khẩu chính và là thị trường xuất khẩu được nhiều doanh nghiệp TP. Đà Nẵng “nhắm tới”. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của thành phố sang EU ước đạt 265 triệu USD, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Kim ngạch nhập khẩu từ EU ước đạt 140 triệu USD, chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu. Trong 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sang EU ước đạt 225 triệu USD, nhập khẩu ước đạt 120 triệu USD.

EVFTA là công cụ hữu hiệu để Đà Nẵng và đối tác EU thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đà Nẵng sang EU gồm thủy sản, dệt may, đồ gỗ nội thất, hàng điện tử

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho rằng mặc dù đạt được nhiều kết quả hợp tác khá quan trong trao đổi thương mại trong thời gian qua, nhưng tiềm năng hợp tác giữa Đà Nẵng và các đối tác EU còn rất lớn. Đặc biệt, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – EU (EVFTA) đã có hiệu lực từ tháng 8/2020 là đòn bẩy quan trọng để Việt Nam và EU nói chung, Đà Nẵng và các đối tác EU nói riêng phát huy tối đa các lợi ích mà hiệp định có thể mang lại, để thúc đẩy tự do hóa thương mại, hợp tác, liên kết, góp phần vực dậy nền kinh tế sau những tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Đồng tình với nhận định trên, Đại sứ Giorgio Aliberti cho rằng đây là công cụ rất hữu hiệu để Đà Nẵng và các đối tác EU thúc đẩy các mối quan hệ thương mại, gia tăng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai bên.

Đà Nẵng là điểm đến phù hợp với đầu tư công nghiệp “xanh”

Theo Đại sứ Giorgio Aliberti, EVFTA với những ràng buộc về sự thay đổi thể chế, chính sách, gồm những chính sách ưu đãi thu hút đầu tư và sự minh bạch trong hệ thống chính sách pháp luật là những yếu tố có vai trò quan trọng đối với quyết định đầu tư ổn định lâu dài của nhà đầu tư, sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp EU tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư vào Việt Nam trong đó có TP. Đà Nẵng.

Thông qua chuyến thăm và làm việc lần này, ngoài thúc đẩy thương mại, đoàn công tác còn tìm hiểu môi trường, chính sách thu hút đầu tư của TP. Đà Nẵng để kết nối, giới thiệu những doanh nghiệp tại các nước thành viên trong EU đang có ý định đầu tư vào Việt Nam. Đại sứ Giorgio Aliberti cho biết, yếu tố để các nhà đầu tư, doanh nghiệp EU lựa chọn điểm đến đầu tư và phát triển đó là các địa phương có chính sách ưu đãi ổn định, minh bạch để yên tâm đầu tư lâu dài. Bày tỏ ấn tượng với sự phát triển nhanh, và có định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp “xanh” của Đà Nẵng, Đại sứ Giorgio Aliberti cho rằng các khu Công nghệ cao, Công viên phần mềm tại TP. Đà Nẵng đang theo đúng xu hướng và có nhiều tiềm năng để xúc tiến đầu tư. “Hoạt động kinh tế theo hướng tiếp cận xanh và các lĩnh vực chú trọng thu hút đầu tư của Đà Nẵng như công nghệ cao, chuyển đổi số, ứng phó với biến đổi khí hậu… cũng là những lĩnh vực các nhà đầu tư EU quan tâm và ưu tiên hướng đến. Đây chính là tiềm năng, cơ hội hợp tác rất lớn giữa hai bên”, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết.

Các đại sứ các quốc gia thành viên EU tại Việt Nam như Phần Lan, Hà Lan, Ba Lan cũng cho biết nhiều doanh nghiệp EU hiện đang có hoạt động đầu tư tại Đà Nẵng ở nhiều lĩnh vực như công nghiệp phần mềm và đang có sự quan tâm đến các lĩnh vực mũi nhọn thu hút đầu tư tại TP. Đà Nẵng, các dự án biến rác thải thành năng lượng, ứng dụng công nghệ số vào xây dựng thành phố thông minh….

EVFTA là công cụ hữu hiệu để Đà Nẵng và đối tác EU thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư
Lũy kế đến nay, Đà Nẵng đã thu hút được 869 dự án FDI, nhưng số dự án của doanh nghiệp EU còn khá ít

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ mong muốn thông qua hoạt động kết nối sẽ có nhiều hơn các doanh nghiệp EU đến tìm hiểu và đầu tư tại thành phố. Chính quyền TP. Đà Nẵng cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp EU đầu tư và hoạt động.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, TP. Đà Nẵng luôn chào đón và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư EU nói riêng, doanh nghiệp FDI nói chung khi đến đầu tư tại TP. Đà Nẵng. Đặc biệt là ở các vấn đề mà cả 2 cùng quan tâm như công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ số vào giải quyết thách thức của đô thị, phát triển năng lượng từ xử lý rác thải.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, Đà Nẵng thu hút được 140,88 triệu USD vốn đầu tư FDI, giảm mạnh so với cùng kỳ 2019. Lũy kế đến nay thành phố có 869 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư 3,518 tỷ USD.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website