Diễn đàn Logistics Việt Nam 2020
Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2020
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2020, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định, nhìn chung, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFA và sắp tới là RCEP sẽ tác động tích cực đối với việc cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp và của nền kinh tế nhờ vào việc tiếp cận thị trường xuất khẩu có sự ưu đãi về thuế quan, tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, giảm được chi phí các yếu tố đầu vào bởi được chuyển giao công nghệ và nhập khẩu các yếu tố đầu vào rẻ hơn theo các điều kiện ưu đãi.
Lễ công bố Báo cáo Logistics VIệt Nam 2020
Năm 2020, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid-19 đồng thời tranh thủ cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA,... phục hồi nhanh các hoạt động kinh tế, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục được ổn định, lạm phát được kiểm soát, cân đối lớn về tài chính và tiền tệ, tín dụng được bảo đảm, mặt bằng lãi suất giảm; tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định, thanh khoản thị trường được bảo đảm.
Điều này đã phần nào phản ánh qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sau 10 tháng năm 2020 ước đạt 439,8 tỷ USD đã tăng 2,62% so với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh những yếu tố tác động tích cực, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ, việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh; việc giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước thành viên trong Hiệp định vào Việt Nam gia tăng, tạo sức ép cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước. Nguy cơ này đặc biệt phải chú trọng quan tâm đối với nhóm hàng nông sản vốn gắn liền với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong hội nhập kinh tế là nông dân và nông thôn.
Nhìn chung, các cam kết mở cửa thị trường lĩnh vực dịch vụ logistics trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA không quá xa so với các cam kết của Việt Nam trong WTO và cơ bản là phù hợp với các quy định pháp luật và chính sách hiện hành. Riêng đối với dịch vụ logistics, các Hiệp định này có thể tác động tới triển vọng phát triển ở hai góc độ: (i) cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực vận tải và phục vụ vận tải; (ii) cam kết trong các lĩnh vực ảnh hưởng đến dung lượng thị trường dịch vụ logistics trên các góc độ quy mô do tăng nguồn cầu dịch vụ, chất lượng dịch vụ, nhu cầu mở rộng công suất, đầu tư và thực hiện dịch vụ. Trong cả hai khía cạnh này, cơ hội và thách thức đều khá lớn trong bối cảnh doanh nghiệp logistics nội địa có sức cạnh tranh không cao.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng
Đánh giá cao sự phát trển của logistics tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định, được phát triển từ những năm 1990, tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, Logistics đã phát triển mạnh mẽ, khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Qua 7 lần tổ chức, Diễn đàn Logistics Việt Nam đã trở thành một không gian uy tín, kết nối sự tham gia, chia sẻ và phản hồi thông tin của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp. Qua đó, đã đề ra nhiều giải pháp nhằm phát triển ngành logistics Việt Nam.
Theo Phó Thủ tướng, hệ thống chính sách, pháp luật về logistics ngày càng được hoàn thiện; Kết cấu hạ tầng logistics trong những năm qua đã có những chuyển biến rõ nét, nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy tốt hiệu quả.
Phó Thủ tướng đánh giá, dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao đạt 12-14%, tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60-70%, đóng góp khoảng 4-5% GDP .
Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, chỉ số năng lực hoạt động logistics (LPI) của Việt Nam xếp hạng 39/160 nước tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, ngành logistics Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được tập trung khắc phục hiệu quả như: chi phí dịch vụ logistics ở nước ta còn khá cao, làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói riêng, sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung...
Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam lần này, ngoài phiên toàn thể với chủ đề "Cắt giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", 2 Hội thảo chuyên đề trong buổi chiều là cơ hội để đại biểu có nhiều thời gian thảo luận tập trung hơn về những nội dung quan tâm gồm: Một là, Hạ tầng logistics - xu hướng và cơ hội; Hai là, Chuyển đổi số trong logistics.
Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Tuấn Anh hy vọng, tại Diễn đàn Logistics Việt Nam, các Hiệp hội, doanh nghiệp dịch vụ logistics, các chuyên gia và các nhà nghiên cứu quốc tế và trong nước đối thoại với các Bộ, ngành, địa phương về các ý tưởng, biện pháp tháo gỡ “điểm nút” chi phí logistics lâu nay, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics trên cơ sở thúc đẩy chuyển đổi số trong logistics giúp chúng ta có được câu giải đáp thích đáng cho “bước nhảy” về dịch vụ logistics của Việt Nam, để có thể thay đổi về “chất” phát triển lên một tầm cao mới trong giai đoạn tới nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và thực hiện có hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mang lại.